Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 .................................................................................................................Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi...

.................................................................................................................Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dư

Câu hỏi :

.................................................................................................................

image

Lời giải 1 :

Câu 1:+)  Đoạn trích trong văn bản" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

+) Do Hồ Chí Minh sáng tác

+) Hoàn cảnh: trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần II tháng 2 năm 1951

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận

Câu 3: -Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh" như"

=> Thể hiện tinh thần yêu nước là một thứ quý giá đắt tiền

Câu 4: - Thành ngữ: Nhưng cũng có khi

- Trạng ngữ: trong rương, trong hòm

=> ý nghĩa : sự ẩn hiện lúc hiện lúc ẩn, không tồn tại ở vị trí cố định có thể ở mọi nơi

Câu 5: 

            Trong thời bình hiện giờ con người ta cũng cất giữ trong tâm hồn lòng yêu nước nồng nàn. Họ dùng tình yêu nước đó vào những việc tốt như : Tham gia xây dựng đất nước từ việc nhỏ nhất là vứt rác đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường đến việc lớn nhất là cứu người, bảo vệ đất nước. Hơn những thế họ còn cố gắng học hỏi, kiến thiết bản thân để đất nước ngày càng phát triển. Với cương vị là một học sinh chúng ta cần phải chăm ngoan, học giỏi, Bảo vệ môi trường,... để mai sau có thể trở thành người có ích cho xã hội, cùng nhau xây dựng đất nước phát triển. Đó là những biểu hiện thiets thực cho lòng yêu nước nồng nàn tồn tại trong mỗi con người chúng ta.

PHẦN II

 Câu 1: 

          Nhân dân ta không chỉ giàu tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ..... mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. kongf yêu nước trở thành một truyền thống tốt đẹp, quý báu của nhân dân ta, nó được thể hiện và phát huy mạnh mẽ mỗi khi Toor quốc bị xâm lăng. Tinh thần yêu nước đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích" tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

        Vậy lòng yêu nước đó là gì? Đó là một khái niệm trừu tượng, khó hình dung. Là một thứ tình cảm thiêng liêng, không có gì sánh bằng nguyện hi sinh tính mạng vì đất nước non sông.

       Người ta có thể bày tỏ tình yêu nước của mình bằng những ước mơ, hoài bão. Thế nhưng biểu hiện cụ thể, rõ ràng nhất thế nào là lòng yêu nước thì thật khó khẳn. Bởi vậy mà tình yêu đất nước không phải thể hiện ở một thời điểm nhất didnhj mà nó được kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ những cuộc chiến đấu đến thời bình. Bắt đầu từ buổi đầu lịch - Nhà nước Âu Lạc-Văn Lang tồn tại. Có lẽ ai cũng được bà và mẹ kể cho vê fnhuwngx cuộc chiến đấu giữa vua Hùng và giặc Ân, giặc Man,... Văn học cũng vậy luôn phản ánh chân thật  cuộc sống mang dấu ấn thời đại với lòng yêu nước bất diệt. Đến thời phong kiến cuộc chiến đấu của Bà Trung, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,...dẹp loạn quân xâm lược lại càng khẳng định sức mạnh dân tộc và tình yêu đất nước to lớn. Có lẽ được thể hiện rõ nhất trong thời nhân dân ta chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Bởi lẽ đây là hai thời kì kháng chiến gian khổ nhất vì phải chiến đấu trước bão đãn. Đến cuối cùng kết quả là có thể giải phòng đất nước, thống nhất đất nước. Từ đó đến nay tuy rằng đất nước đã bình yên những tình yêu nước không vơi đi dù chỉ một chút. Nhân dân ở các tầng lớp khác nhau hăng hái lao động, cống hiến. Học sinh, sinh viên tích cực ngày đếm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng đất nước vững mạnh trong tương lai.

         Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được tình yêu đất nước, dân tộ. Bằng chứng là vẫn có một số ngưười phản động. Họ bán những thông tin mất của đất nước. Hơn những thế họ còn tuyên truyền phản động, châm ngòi lật đổ xã hội Chủ nghĩa và Đảng cộng sản Việt Nam.

          Như vậy có thể nói rằng lòng yêu nước của nhân dân ta là nhân tố thắng lợi trong mọi cuộc chiến tranh xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta.

Câu 2:

          Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người thì tự đứng lên bước tiếp, có người thì lại ngã quỵ trước thất bại vì vậy ông cha đã để lại cho thế hệ chúng ta một câu nhắc nhở" thất bại là mẹ thành công".

         " Thành công" là gì? Đó là mục tiêu đạt được mà trước đó ta đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn đạt được điểm chín, đến khi phát bài bạn đạt được số điểm đó vậy là bạn đã thành công rồi. Ngược lại thất bại là khi chúng ta k đạt được mục đích đã đề ra.

            Thành công và thất bại chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng như chẳng có một mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm dân gian đã chỉ ra răng" thất bại là mẹ thành công".  Ngĩa là giữa hai yếu tố này có một mối quan hệ mất thiết. Nói cách khác " thất bại" là nhân tố tạo ra " thành công".

             Thật vậy trong cuộc sống chưa một ai đi đến thành công mà không gặp thất bại. Ta có thể thấy có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đưa ra nhân loại những sáng chế vĩ đại đều phải trải qua từ thất bại này đến thất bại khác cuối cùng đến một sáng chế hoàn chỉnh. Ta có thể kể đến nhà bác học Thomas Edison- một nhà vật lí học nổi tiếng, người đã thất bại 10000 trước khi đưa ra vật liệu làm dây tóc bóng đèn. Nhưng ông đã từng nói:" Tôi không tất bại, tôi chỉ tìm ra 10000 cách không hoạt động" đó là cách mà nhà chế tác vĩ đại nói về những lần thất bại của mình để tìm ra vật liệu làm dây tóc bóng đèn. Đó là thất bại thay đổi cả thế giới,... như vậy thất bại chính là bước đêm, đặt nền móng cho thành công sau này.

             Chúng ta hãy đừng xem thất bại là kết thức mà đó chỉ là dừng chân tạm thời để lấy lại sức để bước tiếp tiếp theo. Khi thất bại đừng vội nản lòng, bi quan mà từ bỏ hãy thật kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc đó chính là những phẩm chất mà người thành công ai cũng có.Phải biết dẫm lên sai lầm bước tới thành công.

            Trong học tập cũng vậy luôn có thất bại và thành công. Là một học sinh em sẽ luôn nuôi dưỡng những ước mơ từ ngán hạn đến dài hạn. Câu tục ngữ đã giúp em có những suy nghĩ vạch ra cho mình những nỗ lực. Em sẽ luôn cố gắng hết mình. Dù có thất bại cũng sẽ lấy lại động lực để tiếp tục bước tiếp.

          Như vậy câu tục ngữ" thất bại  là mẹ thành công" chính là nguồn động lực lớn lao cho chúng ta trong cuộc sống. Nó vẫn mãi là một đạo lí, nhận định, lời dạy bảo sâu sắc

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247