A. Trắc nghiệm
1. C => Trận Chi Lăng-Xương Giang
2. D => Cả 3 điều kiện trên
3. B => Tổ chức di dân, khai hoang lập ấp mới
4. B => Các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo
5. a => 3
b => 2
c => 4
d => 1
B. Tự luận
Câu 1:
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc
- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ
- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi
* Ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh
- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ
Câu 2:
* Nhận xét: thời Lê sơ quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh
Câu 3:
* So sánh sự phát triển nông nghiệp đàng Trong và đàng Ngoài
- Đàng Ngoài:
+ Sản xuất nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng
+ Ruộng đất công bị cường hào đem bán
+ Ruộng đất bỏ hoang, mùa màng đói kém xảy ra dồn dập
- Đàng Trong: tổ chức di dân khai hoang, cấp công cụ, lương ăn, lập thành các ấp
* Có sự khác nhau vì:
- Ở Đàng Ngoài, vua Lê không quan tâm tới nông nghiệp còn ở đàng Trong, chúa Nguyễn lại tổ chức di dân, khai hoang, cấp công cụ, lương ăn, lập thành các ấp khiến cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển
@khanhle1
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247