Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Dàn ý phân tích từ ấy câu hỏi 936235 -...

Dàn ý phân tích từ ấy câu hỏi 936235 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Dàn ý phân tích từ ấy

Lời giải 1 :

I, MB: Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng Cách mạng, thể hiện 1 cái tôi say mê với lý tưởng, 1 cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, với đất nước. Nhắc đến ông, ta không thể hông nhắc đến tập thơ nổi tiếng như "Từ ấy". "Việt Bắc".,,,trong đó tập tho đầu tay Từ ấy mang  1 sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Tác phẩm là cột mố quan trọng mở đầu cho chặng đường đời, chặng đường thơ Tố Hữu

II, TB 

1, Khái quát chung

 - Vị trí: Bài thơ Từ ấy đươc rút từ phần 1, phần Máu lửa, được coi là bài thơ hay nhất, ấn tượng nhất trong tập thơ

- HCST: Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938, bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

2, Phân tích

a. Khổ thơ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

- “Từ ấy”: trạng từ chỉ mốc thời gian, đánh dấu một thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu, đó là thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cộng sản và được kết nạp vào Đảng.

- Nhan đề bài thơ được lặp lại ngay khổ thơ 1 có tác dụng nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng.

- “Bừng nắng hạ”: mạnh mẽ, chói rực, bất ngờ.

- “Mặt trời chân lí”: hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Lí tưởng cách mạng của Đảng sáng rực rỡ, chói lọi như mặt trời, vĩnh cữu như chân lí.

- Sử dụng các động từ mạnh:

 + “Bừng”: ánh sáng phát ra đột ngột.

 + “Chói”: ánh sáng chiếu thẳng, mạnh.

=> Hai câu thơ đầu diễn tả niềm vui sướng, say mê, nồng nhiệt của tác giả khi bắt gặp lí tưởng mới, lẽ sống lớn.

- Hai câu sau: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

+ Hình ảnh so sánh: “hồn tôi” như “vườn hoa lá” – đậm hương và rộn tiếng chim. -> Niềm vui sướng đã hóa thành âm thanh, thành sắc lá, hoa tươi rực rỡ, thành hương thơm lan tỏa, ngọt ngào.

=> Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo đã giúp nhà thơ diễn đạt thành công cảm xúc sung sướng, hạnh phúc và niềm biết ơn vô hạn về lí tưởng của Đảng .

b. Khổ thơ 2: Nhận thức mới về lẽ sống

- Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, có tác dụng gắn kết như:

+ Động từ “buộc”(ngoa dụ) thể hiện ý thức tự nguyện gắn bó với mọi người.

+ Từ láy “trang trải, gần gũi”: mở rộng lòng để hiểu và gắn bó với mọi người. + “Trăm nơi” (hoán dụ) chỉ mọi người sống ở khắp nơi.

+ “Khối đời”: (ẩn dụ) trừu tượng hóa sức mạnh của nhân dân, tập thể.

+ Từ “để” (lặp) nhấn mạnh thêm mục đích của lẽ sống mới.

- Lẽ sống mới của nhà thơ: gắn bó giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của tập thể (những con người cần lao trong xã hội)

*Khổ thơ thứ hai thể hiện tinh thần háo hức, hăm hở của tác giả khi nhận ra lẽ sống mới, lẽ sống vì cộng đồng. Với giọng thơ chắc, mạnh đã thể hiện thái độ quả quyết của người thanh niên trẻ tuổi. 

c. Khổ thơ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

- Từ tình yêu thương nhân dân tác giả khẳng định mình trở thành một thành viên của đại gia đình nhân dân lao khổ:

+ Cấu trúc khẳng định “đã là”: khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn của tác giả.

+ Hình thức liệt kê “con của vạn nhà”, “em của vạn kiếp”, “anh của vạn đầu em nhỏ”; điệp từ “là” kết hợp với cách xưng hô “con, em, anh” : nhà thơ đã cụ thể hóa lẽ sống của mình bằng việc nêu lên mối quan hệ của bản thân với các tầng lớp nhân dân cần lao trong xã hội.

* Lí tưởng cách mạng đã giúp cho nhà thơ không chỉ có lẽ sống mới mà còn vượt qua được nhiều tình cảm hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ bằng tình yêu thương gia đình ruột thịt.

3, Đánh giá chung

a, Giá trị nội dung: Bài thơ là lời tuyên ngôn, là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước, giác ngộ lí tưởng cách mạng. 

b, Giá trị nghệ thuật:

- Bài thơ giàu tính nhạc, ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc.

- Sử dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ

III, KB: bài thơ “Từ ấy” có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu. Bài thơ là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm tin giác ngộ lí tưởng và lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ. Tố Hữu đã tự thuật: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247