Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 phân tích bài thơ đọc tiểu thanh kí câu hỏi...

phân tích bài thơ đọc tiểu thanh kí câu hỏi 121670 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

phân tích bài thơ đọc tiểu thanh kí

Lời giải 1 :

** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

* Dàn ý

A. Mở bài

 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

 - Khái quát nội dung tác phẩm

 - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

 1.  Câu đề

- Cảnh ở vườn hoa Tây Hồ để nói lên tâm trạng của nhà thơ khi thấy sự đối lập.

- Đau xót, tiếc thương, chỉ còn biết viếng nàng qua tập sách đọc trước cửa sổ.

2. Câu thực

 -  Son phấn: Nói đến sắc đẹp của người con gái

 -  Văn chương: Chỉ tài năng của nàng Tiểu Thanh

3. Câu luận

- Những con người tài hoa luôn gặp bất hạnh trong cuộc đời.

- Giá trị nhân đạo của bài thơ

4. Câu kết

- Suy ngẫm của Nguyễn Du về hiện tại và tương lai

C. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Nêu cảm nghĩ của bản thân

** Bài viết tham khảo

Chúng ta ai cũng biết đến Nguyễn Du với " Truyện Kiều", nhắc đến Nguyễn Du là không thể không nhắc đến Truyện Kiều nhưng ngoài Truyện Kiều tác giả còn có những tác phẩm khác nói về đề tài phụ nữ. Một đề tài mà ít tác giả trung đại nhắc đến. Trong đó " Đôc tiểu thanh kí" là một tác phẩm như thế. Nói về số phận của nàng Tiểu Thanh xinh đẹp, tài giỏi nhưng " hồng nhan bạc mệnh". 

Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng chỉ mới 16 tuổi nàng đã phải mếm trải những sóng gió, bất hạnh của cuộc đời. Cuối cùng nàng cũng vùi chôn trong nấm mồ khi đang độ xuân xanh tuổi trẻ. Phần tinh hoa để lại cho đời cũng tiêu tan chỉ vì cái lòng ghen tuông ích kỷ, tàn ác của người vợ cả. Sự biến đổi đau thương ấy của cuộc đời nàng như được hiện hữu trong cảnh vật:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chí thư.

Vườn hoa cạnh Tây Hồ khi xưa là một địa danh nổi tiếng với những cảnh đẹp ở Trung Quốc. "hoa uyển" và " khư " là hai khái niệm đối lập nhau cùng với từ "tẫn" như muốn nói đến cảnh đẹp Tây Hồ khi xưa đã biến mất, trở thành gò hoang lụi tàn. Núi Cô Sơn cạnh Tây Hồ – nơi đã giam giữ nàng Tiểu Thanh khi xưa đẹp thế mà giờ đã trở nên thanh vắng, lạnh lẽo. Chỉ còn lại tấm mồ của người con gái bạc mệnh Tiểu Thanh và một tờ giấy tàn "nhất chỉ thư"- chính là tập sách duy nhất còn sót của Tiểu Thanh - Tiểu Thanh ký. Câu thơ chính là tiếng thở dài của tác giả trước lẽ "biến thiên dâu bể" của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đều phải thay đổi theo thời gian, còn Tiểu Thanh cũng vậy, dần bị dòng thời gian vùi lấp trong quên lãng. "độc điếu" - chỉ sự cô đơn, đơn độc khi Nguyễn Du một mình vượt qua cả không gian, thời gian trở về quá khứ khóc thương cho số phận của nàng Tiểu Thanh thông qua "nhất chỉ thư".

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

"Son phấn", "văn chương" là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh. Nguyễn Du đã mượn hình ảnh của hai vật này để nói lên sự ganh ghét, đố kị của người vợ cả, người đời. Nhắc lại tấm bi kịch của cuộc đời nàng – một cuộc đời đơn độc, lẻ loi. Nhà thơ đã thổi hồn vào son phấn để chúng cất lên tiếng nói thương cảm, xót xa cho số phận bất hạnh, son phấn "có thần" chắc chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết. Cũngnhư những đóa hoa đã tàn nhưng hương hoa vẫn còn đọng lại, tỏa hương đâu đó trongkhông gian, người đời sẽ mãi thương xót cho những phận nữ nhi " hồng nhan bạcmệnh". Còn "văn chương"- chỉ là một vật vô tri, vô giác, không có số mệnh mà cũng bị đốt dở bởi sự mỏng manh, chóng tàn của nó - "lụy phần dư",ấy vậy nó như có linh hồn, cố gắng chống chọi lại sự vùi dập của số phận. Dù cóbị thiêu đốt, nhưng những gì còn sót lại đã khiến người đời cảm thấy sót xa . Ông đã lên tiếng thương cảm cho số phận của những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng không được trân trọng trong xã hội xưa và đồng thời cũng thay họ nói lên những nỗi uất hận ngàn đời.

 Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư.

"Cổ kim hận'' là những nỗi oan khuất mà những kẻ tài hoa từ xưa đến nay vẫn phải gánh chịu cay lắm, xót lắm, mà đành kêu trời chứ biết làm thế nào bây giờ? "Oan này còn một kêu trời không xa." - Truyện Kiều. Luôn có những câu hỏi đặt ra nhưng mãi không ai có câu trả lời, huống hồ gì đó là nỗi oan của những con người tài sắc vẹn toàn như Tiểu Thanh, có hỏi trời trời không tỏ, có hỏi đất đất không hay. Câu thơ như tiếng kêu thương rung động đất, trời. Ông tự xem mình là người cùng một hội với Tiểu Thanh - những con người tài hoa bạc mệnh đã vướng phải cái án "phong vận" kì lạ. Cuộc đời của Tiểu Thanh đã soi sáng tâm hồn của Nguyễn Du, ông thấm thía nỗi đau của khách văn chương đa tài đa nạn. "ngã tự cư" – Nguyễn Du với nỗi đau biết mình không tránh khỏi cái sự nghiệt ngã của người cùng hội cùng thuyền giữa biển đời sóng gió. Đau đớn tận đáy lòng, ông không khỏi kêu lên tiếng than của một trái tim đầy ắp nỗi sầu nhân thế.

Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

                  
Nguyễn Du là một bậc tài tử trong đời, Tiểu thanh lại là một khách hồng nhan. Mặc dù cách nhau đến 300 năm nhưng ông vẫn cảm thấy giữa mình và người còn gái ấy có một nét tương đồng. "Tài tử gian nan, hồng nhan bạc mệnh.", Tiểu Thanh ra đi để lại một " nhất chỉ thư", một mảnh giấy tàn thế mà 300 năm sau còn có Nguyễn Du thương xót cho số phận nàng. Câu hỏi tu từ được Nguyễn Du sử dụng với hàm ý như muốn đang thắc mắc rằng liệu 300 năm sau có ai còn nhớ đến ông như khi ông nhớ đến nàng Tiểu Thanh. Ông băn khoăn, mong đợi người đời sau cũng đồng cảm, thương cảm đến ông. Hai câu thơ trên chính là tâm trạng cô đơn của ông ở nơi "đất khách quê người" trong những tháng ngày đi sứ, ông càng cảm mình thấy bơ vơ, không một kẻ tri kỉ, một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa bạc mệnh: "Người đời ai khóc Tố Như chăng?".
                         
Ngày 1/11/1965, trong dịp lễ kỉ niệm ngày sinh của Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu đã có dịp đi qua vùng quê của ông và đã viết lên dòng thơ:

"Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
 Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều..."
(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)

 "Đọc Tiểu Thanh ký" là bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú. Nó phản ánh rõ ràng về một xã hội đầy rẫy sự bất công và tàn độc. Đồng thời, Nguyễn Du cũng đã khéo léo mượn hình ảnh của nàng Tiểu Thanh để bày tỏ những nỗi niềm trong tận đáy lòng của ông về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến vướn phải. Tất cả điều đó đã nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩ nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Nguyễn Du là nhà thơ của tình thương người bao la, tình thương đó không chỉ được ở tác phẩm “truyện Kiều” mà còn qua các tác phẩm chữ Hán của ông. Trong tình thương của nhà thơ nổi bật lên hướng về về những người tài hoa mà bạc mệnh. Cũng như vậy bào thơ “Độc tiểu Thanh Kí” ông thể hiện cảm xúc về số phận bất hạnh của người phụ nữ tên là Tiểu Thanh. Bài thơ được rút ra từ tập thơ “Thanh Hiên thị tập” sáng tác khi ông còn trẻ.

Nhà thơ đã khác họa lên một bối cảnh không gian đối lập của Tây Hồ giữa xưa và nay.

Ở ngay không gian Tây Hồ đối lập với nay là tàn, hoang vui, xưa rực rỡ. Như vậy không gian đã vắng lặng càng thêm vắng lặng hơn.

“Tây Hồ uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”

“Tẫn” ở đây có nghĩa là mặc kệ nhưng nhà thơ thì rất hữu tình nên đã viếng nàng Tiểu Thanh, thương khóc cho nàng. Hai tiếng “Độc điếu” chỉ hành vi viếng Tiểu Thanh qua việc đọc lại trong sách, phải có lòng thương cảm mảnh liệt và trí tưởng tượng phong phú. Nhà thơ vượt lên mọi giới hạn, tình thương người xuyên suốt mọi thời gian, không gian.

Khái quát trọn vẹn về cuộc đời tài hoa nhan sắc của Tiểu Thanh để lại một nỗi xót xa, một nỗi ngậm ngùi cho người đời.

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.”

Sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất đặc sắc để diễn tả niềm xót thương cho nên nhà thơ đã day dứt trước bi kịch của Tiểu Thanh.

Xúc cảm, thương cảm cho cuộc đời của Tiểu Thanh trong người lại ngắm đến ta từ vận mệnh Tiểu Thanh mà liên tưởng đến cuộc đời của chính mình.

“Cổ kim hận sự thiên nan vân

Phong vận kì oan ngã tự cư.”

Những nỗi bất hạnh, nỗi hận từ xưa đến nay của những con ngườ có chung vận mệnh với Tiểu Thanh mà mối hận này không pải một cá nhân mà của những thời từ xưa đến nay. Những mối hận như thế là của chung thiên hạ, đời người.

Như vậy ngẫm về cuộc đời Tiểu Thanh và bao nhiêu bậc giai nhân từ cố chí kim, nhà thơ cay đắng, xót xa mà nhận ra tất cả bậc tài hoa xưa nay chỉ để lại một mối hận. Tất cả họ đều phải gánh chịu lấy bao nỗi bất công phi lí mà lẽ ra không phải dành cho họ.

Câu thơ tiếp theo là câu thơ tiếp nối qua vận mệnh của chính nhà thơ đó là câu: “Phong vận kì oan, ngã tự cư” nhà thơ đã tự coi mình cùng chung số phận của Tiểu Thanh, thương Tiểu Thanh bao nhiêu thì Tố Như thương mình bấy nhiêu, khóc Tiểu Thanh cũng là khíc cho cuộc đời mình. Đằng sau tiếng khóc là một nỗi bế tác của nhà thơ trước cuộc đời, sự đồng cảm này còn có thể thấy ở truyện Kiều, văn thế tập thoại chúng sinh ở bài thơ Long Thành cầm giả ca.

Trong người lại ngẫm đến ta, từ Tiểu Thanh nhà thơ bộc lộ nỗi niềm cô độc, nỗi khát khao cô độc, người tri ân qua hai dòng cuối của bài thơ.

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.”

Hai câu thơ là nỗi niềm băn khoăn, nhà thơ gửi gắm đến hậu thế cũng là niềm mong mỏi khát khao. “Liệu 300 năm sau có ai thương khóc Tố Như như Tố Như thương khóc cho Tiểu Thanh.”

Câu hỏi ấy chứa đựng cả một nỗi bi quan, một nỗi cô đơn, nhà thơ hỏi hạ thế cũng nói lên nỗi cô độc, giãi bày, khát khao tìm một sự tri ân.

“Độc Tiểu Thanh kí” là chứa chan lòng nhân đạo bao la như trời biển của nhà thơ. Qua đó chúng ta hiểu thêm nỗi niềm u uất, trăn trở, day dứt của nhà thơ. Nỗi niềm ấy đã được mọi thế hệ con người Việt Nam đồng cảm và trân trọng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247