Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 dịch bài thơ TĨNH DẠ TỨ của LÝ BẠCH (...

dịch bài thơ TĨNH DẠ TỨ của LÝ BẠCH ( CHÚ Ý : TỰ DỊCH ) câu hỏi 3061667 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

dịch bài thơ TĨNH DẠ TỨ của LÝ BẠCH ( CHÚ Ý : TỰ DỊCH )

Lời giải 1 :

dịch

đầu tường trăng sáng soi

ngỡ là sương trên mặt đất

ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng

cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà

Thảo luận

-- vào nhóm em đi
-- xin hỏi bn tự dịch ạ ???
-- tự dịch

Lời giải 2 :

PHIÊN ÂM:

                                                  Sàng tiền minh nguyệt quang,

                                                  Nghi thị địa thượng sương.

                                                  Cử đầu vọng minh nguyệt,

                                                  Đê đầu tư cố hương.

DỊCH NGHĨA:

                                                  Ánh trăng sáng đầu giường,

                                                  Ngỡ là sương trên mặt đất.

                                                  Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng,

                                                  Cúi đầu nhớ quê cũ.

DỊCH THƠ:

                                                  Đàu giường ánh trăng rọi,

                                                  Ngỡ mặt đất phủ sương.

                                                  Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

                                                  Cúi đầu nhớ cố hương.

1. Hai câu thơ đầu: 

          Tĩnh dạ tư là một bài thơ độc đáo trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Lý Bạch. Nó không có những nét bay bổng, phóng khoáng hay hình ảnh khoa trương, phóng đại quen thuộc trong thơ của một bậc trích tiên. Nó chinh phục người đọc ở sự hàm súc, cô đọng nhưng lại có sức lay động lớn. Mở đầu bài thơ, Lý bạch lấy hình ảnh ánh trăng để gợi nhớ về quê hương cố xứ:

                                                 “Sàng tiền minh nguyệt quang,
                                                  Nghi thị địa thượng sương.”

                                                  (Đầu giường ánh trăng rọi
                                                   Ngỡ mặt đất phủ sương)

          Hai câu thơ đầu, chúng ta thấy được mối quan hệ giữa tĩnh và động. Cảnh thật tĩnh lặng như tờ. Tất cả các hoạt động của con người đã chìm xuống, chỉ còn vũ trụ vận động. Ánh trăng đến vào lúc con người đang mơ màng. Mơ màng nên nhìn ánh trăng bàng bạc, mỏng mảnh như những sợi tơ lan toả trên mặt đất lại ngỡ là sương phủ. Cái tĩnh lặng của cảnh, cái tĩnh tại của tư thế con người là cái bên ngoài ẩn chứa những xao động bên trong tâm hồn. Và quê hương hiện về trong những phút lắng sâu, yên ả nhất của tâm hồn nhà thơ.

2. Hai câu thơ cuối:

`-` Phép đối lập: Cử đầu >< để đầu.

`-` Vọng minh nguyệt >< Tư cố hương.

    Đối từ loại, trùng thanh trùng chữ.

`-` Cử đầu: Là hành động xuất hiện như một động tác rất yếu để kiểm nghiệm, mà câu thứ 2 đặt ra vùng sáng trước mặt là trăng hay là sương.

`-` Đê đầu: Khi thấy trước mặt trăng lạnh lẽo như mình lập tức "cúi đầu" không phải để nhìn một lần "sương trên mặt đất" mà để suy ngẫm về quê hương.

⇒ Gợi tả tâm trạng buồn nhớ quê hương của tác giả. Tình yêu quê hương luôn thường trức trong trái tim ông biểu hiện một tâm hồn yêu thương thiên nhiên thiết tha, say đắm. Tình yêu quê hương bền chặt, máu thịt.

                                                           

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247