Đáp án
Câu 1: PTBĐ chính tự sự.
Câu 2: Câu văn '' Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong chờ được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới'' đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa. Bằng biện pháp nhân hóa, hạt lúa như một con người, biết ''mong chờ'', biết sung sướng , và có một tâm hồn, tâm can thật đẹp, muốn bắt đầu một cuộc đời mới để mang lại hạnh phúc cho đời. Là hạt lúa nhỏ bé ấy thôi mà tâm hồn thật đáng trọng. Biện pháp tu từ giúp gợi tả rất thành công cho nhân vật được bộc lộ trực tiếp cảm xúc. Ta thấy qua đây nổi bật hai tính cách, suy nghĩ khác nhau của nhân vật tạo nên thành công cho câu chuyện.
Câu 3: Gợi ý làm bài.
Nội dung câu chuyện: Câu chuyện hạt lúa về hai nhân vật: một nhân vật luôn muốn những gì tốt nhất cho bản thân, không muốn ra đồng, tạo nên những cây lúa mới, nhân vật thứ hai thì trái ngược: luôn muốn cống hiến, và kết quả là tạo ra những cây lúa mới.
Ý nghĩa thực tiễn : Từ câu chuyện hai hạt lúa, cho chúng ta thấy rằng: phải có đức hy sinh, là mang lại cho nhau hạnh phúc, là mang tới cho đời những chân chính, đừng bao giờ '' ảo tưởng '' về sức mạnh của mình mà ỉ lại, khi đó ta chỉ như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: "Một người- đâu phải nhân gian/ Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi". Vậy nên hãy biết nâng niu nhau, cống hiến vì nhau, vì hạnh phúc của ta, của người.
Cho câu trả lời hay nhất nha. Cảm ơn!
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
Câu 2: Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới." sử dụng biện pháp nhân hoá khiến hạt lúa có cảm xúc giống như con người, cũng biết "mong" và cũng biết "sung sướng".
Câu 3:
Cùng là hai hạt lúa, cùng ở trong một kho thóc nhưng lại là hai số phận, hai kết cục khác nhau. Có sự khác nhau đó là dựa vào sự lựa chọn của mỗi hạt. Hạt thứ nhất sợ hãi trước những biến cố ở ngoài kia, nó chỉ nghĩ đến những điều tiêu cực mà không nhận thấy rằng cũng có những mặt tích cực, vì thế nên nó đã chọn ở lại trong góc kho thóc để không bị đem ra ngoài. Còn hạt thứ hai, trái ngược với hạt thứ nhất, nó có mơ ước và đủ nghị lực để ra đến bên ngoài, để được gieo xuống đất. Hạt lúa ấy biết ngoài kia có khó khăn, có gian khổ nhưng nó vẫn chọn dũng cảm vươn ra ngoài, vượt qua mọi thử thách dưới mặt đất để rồi được vươn lên bầu trời xanh, được đón nắng và được tưới mát. Câu chuyện đã nhắc nhở rằng trong cuộc sống, chúng ta phải có ý chí, nghị lực, không ngại gian nan thử thách. Chỉ có như vậy, chúng ta mới đạt được thành công.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247