Qua bài thơ "Nhớ rừng" của tác giả Thế Lữ, em có rất nhiều suy nghĩ về sự căm thù chế độ thực dân phong kiến thời đó của bản thân em nói riêng và nhân dân ta nói chung. Trước sự đô hộ và chà đạp áp bức hà khắc của bọn phong kiến tàn bạo, độc đoán, nhân dân ta đã phải sống một cuộc sống vô cùng khổ cực. Bởi lẽ họ bị tước đi quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc và quyền làm chủ vận mệnh của mình. Hơn thế nữa, họ còn bị đánh đập dã man, nặng nề và bị bóc lột cả về thể xác và tinh thần. Bởi lẽ đó mà dân ta vô cùng căm hận, phẫn uất chúng. Và để rồi sự phẫn nộ ấy đã biến thành ngọn lửa khát khao độc lập, tự do đã bùng cháy lên mạnh mẽ. Dân ta đã vùng lên đấu tranh quyết liệt, tuy không giành được thắng lợi nhưng cũng làm cho vị thế của chúng bị lung lay, làm cho chúng hoang mang, dao động. Thật vậy, thực dân phong kiến đã chà đạp, áp bức nhân dân ta nặng nề, khủng khiếp. Qua đây, chúng ta đã bày tỏ niềm thương cảm, xót xa đối với số phận của những người nông dân ở thời kì này. Càng thương họ bao nhiêu, ta càng căm thù bọn giặc bấy nhiêu.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247