Trang chủ Địa Lý Lớp 11 Tại sao công nghiệp luyện kim phân bố ở vùng...

Tại sao công nghiệp luyện kim phân bố ở vùng Đông Bắc và vùng phía tây Hoa Kỳ câu hỏi 122201 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Tại sao công nghiệp luyện kim phân bố ở vùng Đông Bắc và vùng phía tây Hoa Kỳ

Lời giải 1 :

TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

I. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

1. Lãnh thổ

- Bao gồm phần rộng lớn ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

- Phần trung tâm:

+ Khu vực rộng lớn, cân đối, diện tích hơn 8 triệu km2, chiều Đông sang Tây khoảng 4500m, chiều Bắc xuống Nam khoảng 2500km.

+ Tự nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ ven biển vào nội địa.

2. Vị trí

- Nằm ở Bán cầu Tây.

- Giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

- Giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cô.

- Gần các nước Mĩ La Tinh.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên

a) Miền Tây

- Địa hình: là vùng núi trẻ Coóc-đi-e, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên, ven biển là những đồng bằng nhỏ.

- Khí hậu: ôn đới, cận nhiệt hải dương và cận nhiệt, ôn đới lục địa.

- Tài nguyên: nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn, đất đồng bằng phì nhiêu.

b) Miền Đông

- Địa hình: gồm dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.

- Khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt đới.

- Tài nguyên: khoáng sản than đá, quặng sắt; nguồn thủy năng phong phú; đất phì nhiêu.

c) Vùng đồng bằng trung tâm

- Địa hình: Phía Bắc và phía Tây là địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng. Phía Nam là đồng bằng phù sa.

- Khí hậu: ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mê-hi-cô).

- Tài nguyên: khoáng sản than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên; đất phù sa màu mỡ, rộng lớn.

2. A-la-xca và Ha-oai

a) A-la-xca

- Là bán đảo rộng lớn, nằm ở Tây Bắc của Bắc Mĩ.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

- Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.

b) Ha-oai

- Là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương.

- Có tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.

III. DÂN CƯ

1. Gia tăng dân số

- Đứng thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Trung Quốc.

- Dân số tăng nhanh chủ yếu do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ La tinh, châu Á…

- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động lớn.

- Tình hình dân số hiện có xu hướng già hóa.

2) Thành phần dân cư

- Đa dạng:

+ Nguồn gốc châu Âu chiếm 83%.

+ Nguồn gốc châu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh.

+ Dân Anh điêng (bản địa) còn khoảng 3 triệu người.

3) Phân bố dân cư

- Phân bố không đều, tập trung ở vùng Đông Bắc và ven biển Đại Tây Dương.

- Dân cư có xu hướng di chuyển từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương.

- Người dân chủ yếu sống trong các thành phố, tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm 79% (2004). Tại các thành phố vừa và nhỏ chiếm 91,8% số dân đô thị, nên hạn chế được những mặt tiêu cực của đô thị hóa.

 

TIẾT 2: KINH TẾ

I. QUY MÔ NỀN KINH TẾ

- Giữ vị trí đứng đầu thế giới.

- GDP năm 2004 chiếm 28,5% > 1/4 GDP toàn thế giới.

- GDP/người: 39.739 USD (2004).

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Dịch vụ

- Tạo ra giá trị lớn nhất. Năm 2004, chiếm 79,4% GDP cả nước.

- Các ngành nghề dịch vụ đa dạng, có phạm vi hoạt động trên toàn thế giới.

a) Ngoại thương

- Chiếm 12% tổng kim ngạch ngoại thương thế giới (năm 2004).

b) Giao thông vận tải

- Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới.

c) Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch

- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì.

- Thông tin liên lạc rất hiện đại.

- Ngành du lịch phát triển mạnh.

2. Công nghiệp

- Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu. Tỉ trọng công nghiệp năm 2004 chiếm 19,7% GDP cả nước.

- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành: Công nghiệp chế biến, Công nghiệp điện và Công nghiệp khai khoáng.

- Phân bố:

+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.

+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.

3. Nông nghiệp

- Có nền nông nghiệp tiên tiến, chiếm 0,9% tỉ trọng GDP Hoa Kì trong năm 2004.

- Sản xuất nông nghiệp có tính chuyên môn hóa cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

- Hoa Kì là nước xuất khẩu nhiều nông sản nhất thế giới.

+ Tổ chức sản xuất chủ yếu là hình thức trang trại, các trang trại có quy mô ngày càng lớn.

+ Nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh.

 

TIẾT 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ

Mục tiêu bài thực hành nhằm xác định sự phân bố một số nông sản và các ngành công nghiệp chính của Hoa Kì, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa đó.

I. PHÂN HÓA LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Sản xuất nông nghiệp Hoa Kì có sự phân hóa theo lãnh thổ. Sự phân bố các nông sản phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và yêu cầu của sản xuất nông sản hàng hóa.

1. Phía Đông

- Cây lương thực: lúa mì.

- Cây công nghiệp và cây ăn quả: đỗ tương, rau quả.

- Gia súc: bò thịt, bò sữa.

2. Vùng trung tâm

a) Các bang phía Bắc

- Cây lương thực: lúa mạch.

- Cây công nghiệp và cây ăn quả: củ cải đường.

- Gia súc: bò, lợn.

b) Các bang ở giữa

- Cây lương thực: lúa mì và ngô.

- Cây công nghiệp và cây ăn quả: đỗ tương, bông, thuốc lá.

- Gia súc: bò.

c) Các bang phía Nam

- Cây lương thực: lúa gạo.

- Cây công nghiệp và cây ăn quả: nông sản nhiệt đới.

- Gia súc: bò, lợn.

3. Phía Tây

- Cây lương thực: lúa mạch.

- Cây công nghiệp và cây ăn quả: lâm nghiệp, đa canh.

- Gia súc: chăn nuôi bò, lợn.

II. PHÂN HÓA LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

- Sản xuất công nghiệp có sự phân hóa giữa các vùng về mức độ tập trung các trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp.

- Công nghiệp truyền thống bao gồm các ngành: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu biển, hóa chất, dệt may, thực phẩm.

- Công nghiệp hiện đại gồm các ngành: điện tử, viễn thông, chế tạo tên lửa vũ trụ, chế tạo ôtô, máy bay, hóa dầu.

1. Vùng Đông Bắc

- Ngành công nghiệp truyền thống: hóa chất, thực phẩm, luyện kim đen, luyện kim màu, đóng tàu biển, dệt, cơ khí.

- Ngành công nghiệp hiện đại: điện tử viễn thông, sản xuất ôtô.

2. Vùng phía Nam

- Ngành công nghiệp truyền thống: đóng tàu, thực phẩm, dệt.

- Ngành công nghiệp hiện đại: chế tạo máy bay, tên lửa vũ trụ, hóa dầu, điện tử, viễn thông, ôtô.

3. Vùng phía Tây

- Ngành công nghiệp truyền thống: đóng tàu, luyện kim màu.

- Ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, viễn thông, chế tạo máy bay, ôtô.

→ Nhìn chung các ngành công nghiệp truyền thống tập trung ở vùng Đông Bắc; công nghiệp hiện đại tập trung chủ yếu ở phía Tây và phía Nam. Mặc dù hiện nay phân bố công nghiệp đã mở rộng sang phía Tây và xuống phía Nam, nhưng vùng Đông Bắc vẫn là nơi tập trung nhiều ngành và nhiều trung tâm công nghiệp hơn cả.

Thảo luận

-- Có thể chi tiết hơn đc k ạ

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247