câu 4:
Ông Hai là một người rất yêu LÀng Chợ Dầu của mình, nhưng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông đã đau đớn, nhục nhã, thất vọng ê chề. Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông: một người yêu làng, luôn tự hào về làng quê của mình lại bị nhận tin làng mình đã theo giặc ngay tại nơi đi tản cư. Tin làng của mình theo giặc đã trở thành nỗi ám ảnh khuôn nguôi đối với Ông Hai. Đối với ông, điều này thật đau đớn. Ông Hai sững sờ “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân tưởng như đến không thở được”. Ông vẫn chưa thể tin cái làng mình hằng ngày tự hào đến vậy lại theo giặc. Đến khi trấn tĩnh lại, một gáo nước nữa lại tạt vào mặt ông khi người dân nói về tin ấy quá rành rọt. Sự hi vọng cuối cùng của ôn dường như bị chặn đứng lại. Cái tin dữ ấy trở thành nõi ám ảnh day dứt đối với ông. Ông nhìn đàn con mà thấy nghẹn, thấy thương chúng nó khi bị người ta hắt hủi vì là con của làng Việt gian. Nhưng cuối cùng sự yêu làng của ông đã không chiến thắng nổi tinh thần yêu nước: "LÀng thì yêu thật, nhưng làn theo Tây mất ròi thì phải thù". Rõ ràng tình yêu nước rộng lớn hơn nên bao trùm lên tình yêu làng quê. Nhà văn Kim Lân đã diễn tả hết sức cụ thể nỗi đau đớn tinh thần của ông Hai hết sức sinh động, chân thực: nỗi ám ảnh nặng nề của một người ở làng theo giặc trong ông Hai đã biến thành sự sợ hãi thường xuyện cùng với nỗi đau xót, tủi hổ vô cùng!
* Khởi ngữ: Đối với ông
* Câu ghép: câu in đậm
Phần II:
1. Tâm trạng của ông Hai: vui sướng, hãnh diện
- Ông có tâm trạng như vậy là do khi ở nơi tản cư ông nghe được bao nhiêu là tin hay về kháng chiến từ làng mình
2. Hình thức ngôn ngữ độc thoại nội tâm
3. Câu cảm thán: "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!"
-> Dấu hiệu: Câu văn bọc lộ cảm xúc của ông Hai và cuối câu có dấu chấm than
Ông Hai là một người nông dân chất phác, hiền hậu. Ông rất yêu quý và tự hào về làng quê của mình, ông thường hay khoe về làng. Theo lệnh của cụ Hồ ông phải tản cư đi nơi khác. Ở nơi tản cư ông nhớ làng da diết, nỗi nhớ làng khiến ông Hai thay đổi tâm tính: lúc nào ông cũng thấy bực bội, ít cười, cái mặt thì lầm lầm, hơi một tí là gắt hơi một tí là chửi. Dù ở xa nhưng ông vẫn luôn quan tâm đến các tin tức kháng chiến, hỏi thăm các tin tức chiến sự, các tin tức về làng. Ông vui mừng trước những thất bại của địch, tấm tắc trước những con người tài giỏi. Đối với ông thì làng đã trở thành một phần ko thể thiếu trong cuộc đời. Qua đó cho ta thấy tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện vào tình yêu nước.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247