làm văn
Hàn Mạc Tử nổi tiếng với những loại thơ điên loạn cùng hình ảnh hồn và trăng. Thế nhưng lại ít có ai biết rằng ngoài những điên loạn ấy Hàn Mạc Tử còn có những vần thơ trữ tình dịu dàng đằm thắm. Trong số những tác phẩm thơ trữ tình dịu dàng đằm thắm nổi bật lên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Ông sống trong cảnh cách ly với tất cả mọi người ở trại tuy hòa, chính vì thế mà ông chỉ có thơ làm bạn, khi ông bất ngờ nhận được bức thư của người con gái năm xưa tên Hoàng Thị Kim Cúc, chính bức thư ấy mang lại cảm xúc cho nhà thơ viết lên bài thơ này. Mở bài đầu thơ là một câu hỏi tu từ khiến cho câu thơ trở nên đa nghĩa.
''Sao anh không về chơi thôn Vĩ.'' Câu thơ vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái thôn Vĩ chứa chan bao yêu thương mong đợi. Vừa như một lời tư vấn của chính nhà thơ, ông khao khát được trở về thôn vỹ. Trong câu ''không về'' mà không phải ''chưa về'', ''chơi'' mà không phải ''thăm'', thôn vỹ trong tiềm thức của thi nhân vốn dĩ là nơi quê nhà, gần gũi, nơi nhà thơ về chơi chứ không phải thăm như một người khách. Nhưng để về chơi thôn vĩ là điều không thể, bởi ông đang phải sống cách ly, cái ông phải đối diện lúc này là lãnh cung của sự cô đơn, là cái chết, là khao khát đã rời xa. Vì thế về chơi thôn vỹ bằng đôi chân trần là điều không thể thành hiện thực. Khao khát của hàn mặc tử trở nên đau đáu, khắc khoải. Tuy nhiên câu hỏi từ từ này cũng chính là cái cớ làm sống dậy những kỉ niệm ngọt ngào trong lòng tác giả. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác rộng mở trước mắt người đọc là hình ảnh nắng tưới lên ngọn cau. Nắng mới là cái nắng đầu tiên trong ngày tinh khôi, trong trẻo. Thi nhân dường như đã theo cái nắng về với thôn vĩ một tâm trạng vui náo nức. Khu vườn hiện lên tràn đầy sức sống, màu sắc với hình ảnh mướt quá xanh mượt mà, óng ả, khiến cho màu xanh trở nên trong trẻo như ngọc. Khu vườn hiện lên với màu sắc lung linh của nắng, tràn đầy màu sắc, sức sống của cây, thế nhưng nó lại là vườn ai - khu vườn trong thế giới tâm tưởng. Nó chính là tượng trưng cho thế giới ngoài kia mà tác giả đang hướng vọng. Vì thế khoảng cách giữa thi nhân và thôn vỹ ngày càng bị đẩy ra xa. Khép lại khổ thơ là hình ảnh thôn vỹ thật duyên dáng: lá trúc che ngang mặt chữ điền, khuôn mặt bị che ngang bởi lá trúc gợi vẻ đẹp kín đáo, duyên dáng, e ấp, khuôn mặt ấy càng hiện ra thấp thoáng sau lá trúc mơ màng, hư hư thực thực. Vẻ đẹp của con người hài hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên. Khổ 1 là bức tranh tuyệt đẹp về thôn vỹ vào lúc bình minh với ánh sáng chan hòa, sắc màu rực rỡ. Cảnh vật lại được lọc qua nỗi nhớ, soi qua tình yêu nên càng đẹp và say lòng người hơn. Thế nhưng thôn vỹ đẹp như mơ như mộng ấy vĩnh viễn chỉ là một hình ảnh xa xôi thuộc về tiềm thức. Lúc này thôn vỹ không còn là 1 địa danh cụ thể nữa mà nó biểu tượng cho thế giới ngoài kia ăm ắp sắc màu, sự sống mà nhà thơ luôn tưởng nhớ, khao khát được sống trọn cùng nó. Nhà thơ đã chiêm bái vẻ đẹp thanh khiết ấy qua lăng kính của sự mặc cảm, chia lìa và 1 tình yêu tuyệt vọng với nhân thế. Hàn mặc tử đã không thể trở về thôn vĩ bằng đôi chân trần, mà đã trở về bằng đôi cánh tâm tưởng của tình yêu tha thiết gắn bó với cuộc đời này. Đây chính là lòng ham sống của thi nhân.
Nét bút của Hàn Mặc Tử tiếp tục đưa người đọc đến với một vẻ đẹp khác của xứ Huế, thôn Vĩ Dạ nằm cạnh ngay bờ sông Hương êm đềm, đó là vẻ đẹp trong một đêm trăng mơ màng, huyền diệu. Nếu cảnh làng quê ở khổ thơ đầu hé mở ra tình yêu, thì ở đây tác giả đã chuyển sang tả cảnh sông nước với niềm bâng khuâng, nỗi nhớ mong, sầu muộn, hư ảo. Bức tranh thiên nhiên không chỉ được miêu tả bằng thị giác mà còn được tô đậm bởi điểm nhìn tâm trạng. Vì thế cảnh dù đẹp nhưng vẫn buồn. ''gió theo lối gió mây đường mây
dòng nước buồn thiu hoa bắp lay''. Gió mây qua đôi mắt của hàn mặc tử gợi lên với sự tan tác, chia lìa đôi ngả. Tại sao hàn mặc tử lại có cái nhìn như vậy? Phải chăng xuất phát từ nỗi ám ảnh trong xa cách nhớ thương, và đây cũng là mặc cảm của những con người xưa trong cuộc sống. Dòng nước được nhân hóa mang tâm trạng của con người ''buồn thiu''. Dường như sự chia lìa của mây gió đã để lại nỗi buồn cho hương giang, và phải chăng dòng sông buồn bởi thi nhân đã bỏ buồn cho nó. Những bông hoa bắp ảm đạm như màu khói gợi nỗi buồn hiu hắt trong lòng người. Hai câu đầu của khổ thơ đã khắc họa btranh thnh mang đậm ấn tượng về sự chia lìa, tan tác, 1 nỗi buồn hiu hắt. Dường như thi nhân đang cảm thấy vạn vật đang rời bỏ mình mà đi , nên tâm trạng ông càng trở nên khắc khoải, đau đáu hơn.
''Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay? ''. Cảnh vật hiện lên quen thuộc với bến sông trăng, con thuyền chở trăng - hình ảnh thuộc về cõi nhân thế. Thi nhân đang mặc cảm mọi vật như đang rời bỏ mình, thì sự xhiện của trăng, thuyền, bến như một niềm hi vọng đối với thi nhân. Câu thơ hàm chứa một ước vọng trăng sẽ trở về để xoa dịu nỗi cô đơn, nỗi đau thân phận, để hàn mặc tử có cơ hội bám víu cuộc đời. Nhưng con thuyền ấy chỉ là ''thuyền ai'', quá xa vời. Vì thế thi nhân mới khắc khoải ''Có chở trăng về kịp tối nay?''. Hai từ ''có kịp'' tạo nên ám ảnh thời gian, và hàm chứa mầm tuyệt vọng. Khổ thơ thứ hai đã khéo léo làm nổi bật khung cảnh xứ huế. Nhưng dưới con mắt đầy mặc cảm của thi nhân, cảnh vật đều hiện lên với sự chia lìa, đắm chìm trong cõi mộng. Câu thơ cuối cùng như lời kêu cứu, muốn tìm một chỗ nương nhờ hồn đau của mình.
Bài thơ thể hiện một tâm trạng rất thật của nhà thơ và một tình yêu xứ Huế tha thiết. Những chi tiết, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật, cấu tứ của bài thơ, bước nhảy về ý, lối tạo hình giàu nghệ thuật đều được Hàn Mặc Tử chuyên chở bằng chính tình cảm của mình.
Tóm lại, cảnh trong Đây thôn Vĩ Dạ là cảnh của vườn quê sông nước xứ Huế. Cảnh đẹp, giàu sức sống, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết. Cảnh ấy như là sự thể hiện bằng tâm trạng tuyệt vọng khi hướng về thế giới ngoài kia của thi nhân, bthơ đã thể hiện lòng yêu đời, mến đời đến đau đớn, tuyệt vọng.
mình giúp bạn dc bài này thôi tại bài này mình làm lâu rôi
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247