Câu 2
Chính sách ngoại giao của nhà nguyễn :
+Không cho người phương tây mở cửa hàng
+Chỉ được ra váo một số cảng đã được quy định
Chính sách đó gọi là hạn chế ngoại thương
Câu 1
Hoàn cảnh ra đời của chữ quốc ngữ :
-Dùng chữ cái Latinh ghi âm Tiếng Việt là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác vs người Việt Nam , trải qa 1 quá trình lâu dài . Giaó sĩ A-lêc-xăng đơ Rôt là người có đóng góp quan trọng trong việc này .
Đó là hoàn cảnh sự ra đời của chữ quốc ngữ
Vai trò của chữ quốc ngữ
+Làm cho chữ viết dễ viết hơn , dễ đọc , dễ nhìn , đẹp hơn
+Chữ viết khoa học
+Dễ phổ biến
Câu 4
Một số thành tựu về văn học và giáo dục là :
+Nền văn học nước ta càng phát triển rực rỡ dướ nhiều hình thức phong phú , từ tục ngữ , ca dao đến truyện thơ dài , truyện tiếu lâm
+Trải qua nhiều thế kỉ , văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao , tiêu biểu là truyện kiều của Nguyễn Du
Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm khúc , cung oán ngâm khúc , thơ của Hồ Xuân Hương , bà huyện thanh quan , Cao Bá Quát , Nguyễn Văn Siêu ,....
Các thành tựu nghệ thuật :
+Phát triển phong phú
+Nghệ thuật sân khấu , tuông chèo ,
+Ở miền xuôi có các làn điệu quan họ , trống quân , hát lí , hát dặm , hát tuồng ,.....
+Ở miền núi có hát lượn , hát khắp , hát xoan ,.....
+Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện như tranh (tranh đánh vật , chăn trâu thổi sáo , bà triệu ,.....)
+Nổi tiếng nhất là tranh đông hồ
+ Về công trình kiến trúc có chùa tây phương , đình lang đình đảng , có cung điện lăng tẩm các vua Nguyên , cố đô huế
Về khoa học -kĩ thuật :
+Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước , thí nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước
Câu 3
-Năm 1802 , Nguyễn Anhs lên ngôi , lập ra triều nguyễn , củng cố nhà nước quân chủ tập quyền . Nhà vua trực tiếp điều hành những việc hệ trọng trong nước , từ trung ương đến địa phương
-Năm 1815 , ban hành bộ luật Hoang triều luật lệ (luật Gia Long)
-Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng , ở kinh đô và các trấn , tỉnh đều được xây dựng thành trì vững chắc . Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức
=>Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương
CHÚC BẠN HỌC TỐT VÀ ĐỪNG QUÊN CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ !
1/
Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:
+ Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
+ Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
vai trò: là công cụ giúp cho dân tộc ta cất cánh, giúp nhân dân ta vượt khỏi rào cản về ngôn ngữ mà vươn xa hội nhập với nền văn minh của thế giới
2/
- Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.
- Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.
3/
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.
=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.
4/
văn học
- Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…
- Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…
Nghệ thuật
- Văn nghệ dân gian:
+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.
+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…
+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…
- Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…
+ Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…
Khoa học - kĩ thuật
* Khoa học:
- Sử học:
+ Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…
+ Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII - Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…
+ Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
- Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…
- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
* Kĩ thuật:
- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.
- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247