Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến tranh Đại Ngu...

Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến tranh Đại Ngu - Đại Minh càng nhiều chi tiết càng tốt giúp mik với ạ câu hỏi 3887242 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến tranh Đại Ngu - Đại Minh càng nhiều chi tiết càng tốt giúp mik với ạ

Lời giải 1 :

Chiến tranh Đại Ngu – Đại Minh (1406 – 1407), hay thường được giới sử học Việt Nam gọi là cuộc xâm lược của nhà Minh 1406 – 1407, là cuộc chiến của nhà Hồ nước Đại Ngu (Đại Việt) chống cuộc xâm chiếm của nhà Minh (Trung Quốc) dưới triều Minh Thành Tổ từ tháng 4 năm 1406 cho đến tháng 6 năm 1407 khi nhà Minh đánh bại hoàn toàn quân đội nhà Hồ và bắt được Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương.

Năm 1400, Hồ Quý Ly bức vua nhà Trần – Đại Việt nhường ngôi cho mình, lập ra nhà Hồ – Đại Ngu. Hồ Quý Ly đã thực hiện những thay đổi về tiền giấy, hành chính, quân đội (súng hỏa mai), chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa,… nhằm phát triển Đại Ngu và có thể chống lại một cuộc xâm lược từ nhà Minh. Ba năm sau, nhà Hồ dùng 20 vạn quân để tấn công quốc gia phía Nam là Chiêm Thành, vây kinh đô Chiêm Thành 9 tháng nhưng sau đó rút quân về do thiếu lương thực. Nhà Minh đã cư xử với Chiêm Thành như một đồng minh bằng cách sai 9 chiến thuyền sang cứu, quân thủy nhà Minh và nhà Hồ khi quay về gặp nhau giữa biển nhưng không có xung đột nào xảy ra.

Nhà Minh đã gây sức ép lên nhà Hồ bằng các đòi hỏi về người, lương thực, đất đai, của cải,… nhưng nhà Hồ chỉ đáp ứng cho nhà Minh theo cách mà gây ít thiệt hại nhất cho họ. Đến tháng 4 năm 1406 nhà Minh lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình, một người tự xưng là dòng dõi nhà Trần đã sang cầu cứu nhà Minh việc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, về Đại Ngu, họ mang quân đánh vào ải Lãnh Kinh. Đội quân này bị đánh bại, nhưng nhà Hồ đã mất bốn đại tướng chỉ huy quân các vệ. Ba tháng sau, nhà Minh huy động 215.000 quân, nói phao lên thành 80 vạn quân, chia làm 2 đường tấn công Đại Ngu. Đại Ngu đã không phòng thủ ở biên giới, mà tập trung phòng thủ ở bờ Nam sông Hồng. Quân Minh với sự dẫn đường của các ngụy quan đầu hàng người Việt đã đánh bại Đại Ngu ở trận Mộc Hoàn, sau đó là trận Đa Bang, chiếm được Đông Đô. Quân Minh tiếp tục đánh bại hoàn toàn quân chủ lực của Đại Ngu ở trận Hàm Tử, khiến cho nhà Hồ phải rút lui về Thanh Hóa, và bắt được cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương vào tháng 6 năm 1407, nhà Hồ hoàn toàn chấm dứt.

Nhà Minh đặt ách đô hộ lên nước Việt, họ tự đặt nước Việt trở thành một tỉnh của Trung Quốc, Đại Ngu còn mất đi lãnh thổ mà họ chiếm được của Chiêm Thành trước đó khi Chiêm Thành nhân cơ hội đã đưa quân chiếm lại. Các sử quan người Việt khi biên soạn sách chính sử Đại Việt sử ký toàn thư vào thời Lê sơ ở thế kỷ 15 (xem Ngô Sĩ Liên) và thời Lê – Trịnh ở thế kỷ 17 (xem Phạm Công Trứ) đã không coi nhà Hồ như một triều đại chính thống như một sự phủ nhận về mặt pháp lý của nhà Minh lên lãnh thổ nước Việt. Họ cũng coi Nhà Hậu Trần là một triều đại chính thống từ năm (1407 – 1414) và tiếp đó là khởi nghĩa của Lê Lợi năm 1418 đã thành lập nên Nhà Hậu Lê như một sự tiếp diễn về mặt lịch sử mà nhà Minh chỉ là lực lượng chiếm đóng tạm thời.

Từ năm 1384, nhà Minh nhiều lần ra yêu sách đòi nhà Trần cống nạp, đòi cung cấp nhà sư, phụ nữ xoa bóp, giống cây hoặc giúp quân lính, lương thực, voi chiến… để đánh người Man ở biên giới Việt – Trung. Nhà Trần đáp ứng các yêu sách đó, có lúc hoàn toàn, hoặc một phần. Năm 1400, Hồ Quý Ly bức vua Trần nhường ngôi. Nhà Hồ thành lập, đổi tên nước thành Đại Ngu. Không lâu sau, vua Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để lên làm Thượng hoàng. Nhà Minh tiếp tục ra yêu sách khiến Hồ Hán Thương phải vất vả cung ứng. Dù được đáp ứng nhà Minh vẫn không thôi ý định đánh chiếm nước Đại Ngu để biến trở thành quận huyện như các thời Bắc thuộc trước đây. Ngược lại sau khi lên ngôi, vua Hồ Hán Thương năm 1402 cho đắp đàn Giao ở núi Đốn Sơn để làm lễ Tế giao, một nghi lễ chỉ dùng cho thiên tử, hàm ý nước Việt ngang hàng với Trung Quốc.

Từ năm 1403, nhà Minh sai những người bị nhà Trần mang cống nạp sang phương Bắc trước đây, vốn thông thạo đường sá ở Đại Ngu, như Nguyễn Toán, Từ Cá, Nguyễn Tông Đạo trở về do thám tình hình và chuẩn bị làm nội ứng. Họ bí mật dặn người nhà:

NẾU CÓ QUÂN PHƯƠNG BẮC SANG THÌ DỰNG CỜ VÀNG VÀ NHẬN LÀ NGƯỜI THÂN CỦA NỘI QUAN CÓ HỌ TÊN MỖ… THÌ SẼ KHÔNG BỊ GIẾT HẠI.

Tuy nhiên việc này bị nhà Hồ phát hiện và bắt giết hết các thân thuộc của mấy người do thám cho nhà Minh.

Trong khi bị nhà Minh uy hiếp ở phía Bắc, nhà Hồ liên tục mở mặt trận phía nam để mở rộng đất đai từ Chiêm Thành. Sau khi buộc vua Chiêm dâng Chiêm Động và Cổ Lũy để lập ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa vào năm 1402, sang năm 1403, Hồ Hán Thương lại tiếp tục đánh Chiêm. Tướng Phạm Nguyên Khôi nhanh chóng tiến đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành. Trong tình thế nguy cấp, vua Chiêm bèn sai sứ cầu cứu nhà Minh. Minh Thành Tổ điều 9 thuyền chiến vượt biển sang cứu Chiêm.

Phạm Nguyên Khôi vây hãm Chà Bàn trong 9 tháng nhưng không hạ được. Quân Đại Ngu hết lương, đành phải rút về. Quân nhà Hồ về nửa đường gặp quân Minh ngoài biển. Tướng Minh sai người nói với Nguyên Khôi “nên rút quân về ngay, không nên ở lại”. Nguyên Khôi không giao chiến với quân Minh mà rút về nước, bị Hồ Quý Ly trách sao không giết hết thủy quân nhà Minh.

Năm 1404, thổ quan châu Tư Minh của nhà Minh là Hoàng Quảng Thành tâu với vua Minh Thành Tổ (Chu Đệ) rằng Lộc Châu nguyên là đất cũ của châu Tư Minh. Minh Thành Tổ sai người sang Đại Ngu đòi trả lại đất Lộc Châu cho châu Tư Minh, nhưng Hồ Quý Ly không nghe. Năm 1405, Chu Đệ lại sai sứ thần sang đòi, Quý Ly không thể từ chối, bèn sai Hoàng Hối Khanh sung làm Cát địa sứ để giao đất. Hối Khanh đem đất 59 thôn ở Cổ Lâu trả cho nhà Minh. Khi Hối Khanh trở về, Hồ Quý Ly quở trách đã trả đất quá nhiều.

Sau đó, những thổ quan do nhà Minh đặt ra để giữ đất mới nhượng ấy, Quý Ly ngầm sai người bản thổ đánh thuốc độc cho chết. Theo tội thứ 12 trong hịch kể tội của nhà Minh, nhà Hồ cho xâm chiếm Lộc Châu, châu Tây Bình và trại Vĩnh Bình thuộc châu Tư Minh, và khi nhà Minh cho người đòi lại, nhà Hồ chỉ trả lại chưa đến 2, 3 phần 10 vùng đất đã chiếm.

Bài chi tiết: Trần Thiêm Bình

Sau khi cuộc chiến Việt-Chiêm tạm lắng cuối thời Trần, nhiều thổ hào ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và các tướng từng theo Chiêm Thành đều bị hạ lệnh bắt để trị tội. Trong số đó có một người là Trần Tông. Một người gia nô của Trần Tông là Trần Khang trốn sang Lào, đổi tên là Thiêm Bình. Đến năm 1400, nhân sự kiện Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, Khang mạo xưng là con của Trần Nghệ Tông, chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Minh đánh báo thù.

Năm 1404, nhà Minh sai Lý Ỷ sang hỏi nhà Hồ về việc Trần Thiêm Bình. Lý Ỷ đến công quán sai người do thám tình hình Đại Ngu. Khi Lý Ỷ trở về, Hồ Quý Ly mới phát hiện ý đồ do thám, bèn sai Phạm Lục Tài đuổi theo giết đi, nhưng đến Lạng Sơn thì Ỷ đã ra khỏi biên giới. Lý Ỷ đi thoát về Trung Quốc, tâu với Minh Thành Tổ rằng họ Hồ xưng đế và ngạo mạn. Sau khi Lý Ỷ về, Hồ Hán Thương sai Nguyễn Cảnh Chân dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về nước và tôn làm chúa. Minh Thành Tổ hứa phong cho Hồ Hán Thương một quận lớn nếu chịu quy phục.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tham khảo hình 

Vì mình dùng điện thoại nên không đánh latex được.

by : $#khang$

image

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247