Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... đó là triệu bất thường) : thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa.
- Phần 2 (còn lại) : Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan hầu cận được miêu tả :
+ Xây dựng đền đài liên miên và thói ngao du vét sản vật quý của dân.
+ Bọn nội thần bày trò lố lăng, tốn kém : giải trò mua bán, bài trí dàn nhạc khắp nơi.
- Lời văn tác giả mang giọng khách quan, không cần thể hiện quá nhiều, những sự việc kể lại đã đủ bóc trần bản chất xã hội, đủ để tỏ nhìn nhận thái độ của tác giả.
- Lời kết thúc “...kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường” là lời dự báo về một thảm họa ắt sẽ xảy ra khi xã hội hỗn loạn như thế này.
Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Bọn quan lại nhũng nhiễu dân bằng thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng. Người dân như bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay hủy của quý của mình.
- Ý nghĩa đoạn cuối : Là minh chứng giúp tăng sức thuyết phục cho những chi tiết thực đã ghi chép và bộc lộ thái độ bất bình, phê phán của tác giả.
Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Sự khác biệt giữa truyện và tùy bút :
- Truyện : có cốt truyện cụ thể, có thể là thật và tưởng tượng, có xây dựng nhân vật với ngoại hình, tính cách, tâm lí...
- Tùy bút : ghi chép tùy hứng, có khi tản mạn những sự việc có thật, không theo một cốt truyện nào.
Câu 1:
* Những chi tiết thể hiện rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận:
- Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.
- Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.
* Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng có
miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng.
* Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn. Tác giả xem đó là “triệu bất tường”, báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại.
Câu 2:
- Bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa đã “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vơ vét của dân bằng những thủ đoạn trơ tráo, trắng trợn, vừa ăn cướp vừa la làng.
- Kết thúc bài tùy bút, tác giả ghi lại việc có thực đã từng xảy ra trong nhà mình.
=> Cách dẫn dắt câu chuyện như thế đã làm gia tăng sức thuyết phục, đồng thời cũng làm cho cách viết thêm phong phú và sinh động. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm một cách kín đáo qua đó.
Câu 3:
- Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật
- Thể loại tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.
Luyện tập
- Đoạn văn có thể gồm các ý chính như sau:
- Vua chúa ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến đời sống người dân.
- Quan lại tham tàn, nhũng nhiễu dân.
- Xã hội rối ren, loạn lạc.
- Đời sống nhân dân hết sức khổ cực.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247