Trong bài văn giải thích, người viết có thể phối hợp linh hoạt các cách giải thích sau:
Giải thích bằng các định nghĩa, nêu ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh quan trọng trong nhận định của đề bài.
Kể ra các biểu hiện của vấn đề như so sánh đối chiếu các hiện tượng, giảng giải các mặt lợi hại của một vấn đề, cách giải quyết vấn đề…
Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra.
Để giải thích vấn đề được thấu đáo, trong quá trình giảng giải vấn đề, ta cần biết đặt ra và trả lời câu hỏi đặc trưng của giải thích: Tại sao? Như thé nào? Làm thế nào? Những câu hỏi này xoay quanh vấn đề được đặt ra và trả lời bằng sự hiểu biết của mình từ thực tế, văn học,...
Trong bài văn giải thích, có khi cần lấy vài dẫn chứng để chứng minh, dẫn giải cho lập luận nhưng không dẫn giải tràn lan, biến giải thích thành chứng minh.
Chú ý về lí lẽ, nó là yếu tố chính của bải giải thích, giúp người đọc ( nghe) hiểu bản chất vấn đề. Do đó, lí lẽ phải chặt chẽ, có cơ sở thuyết phục và đề cập được mọi mặt của vấn đề.
Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận giải thích
Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề
Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, người viết cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích.
Trích dẫn câu nói, tư tưởng đạo lí cần giải thích
Sau khi nêu ra vấn đè trọng tâm, người viết cần trích dẫn vấn đề cần giải thích vào bài làm. Đồng thời, kết hợp với việc khái quát nội dung câu nói.
Thân bài
Người viết cần có những luận điểm rõ ràng, mạch lạc với các thao tác bình luận, giải thích, đánh giá.
Giải thích vấn đề cần nghị luận:
Giải thích những từ khóa quan trọng, những từ ngữ trong câu nói chưa rõ nghĩa.
Giải thích nội dung của câu nói cần bàn luận
Bình luận, đánh giá vấn đề, tư tưởng hay câu nói cần giải thích thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng.
Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân.
Đề xuất những phương hướng cụ thể về nhận thức và hành động trong cuộc sống.
Liên hệ bản thân bằng việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập và cuộc sống.
* Nghị luận chứng minh: là một phép lập luận có dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh ) là đáng tin cậy.
=> Phương pháp làm văn '' NLCM '':
- Phải thực hiện qua 4 bước:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn bài
3. Viết bài
4. Đọc và sửa chữa lại
- Giữa các phần và các đoạn phải có phương tiện liên kết
- Các lĩ lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích để có sức thuyết phục.
* Nghị luận giải thích: là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bôi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho con người.
=> Phương pháp làm văn '' NLGT '':
- Nêu ra định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, ... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247