khổ 2:
Khổ thơ là cảm xúc của tác giả trước đoàn người vào lăng viếng Bác. Trong không khí trang nghiêm ấy, nhà thơ chợt thấy hiện ra hình ảnh của mặt trời. Nếu như có một mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng để mang lại ánh sáng sự sống đên cho vạn vật muôn loài thì trong lăng cũng có một mặt trời đỏ, chính là Bác. Bác chính là nguồn sáng soi đường dẫn lối, đem đến sự sống, độc lập tự do, hạnh phú cho dân tộc Việt Nam. Với nghệ thuật ẩn dụ đã cho thấy công lao to lớn của Bác, sự vĩ đại sánh ngang với tầm vũ trụ. Bởi biết bao người đã ra đi tìm đường cứu nước nhưng thất bại. Nhưng chỉ có Bác, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đã trở về lãnh đạo Cách mạng, lật đổ áp bức, đem lại quyền sống cho dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ cũng cho thấy sự tôn kính của nhà thơ đối với vị cha già của dân tộc. “Ngày ngày” tức là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn.Mỗi người được ví như một đóa hoa.Dòng người là những tràng hoa đi trong thương nhớ khôn nguôi để dâng lên cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. Đó cũng chính là lòng thương nhớ, thành kính thiêng liêng của nhân dân với Bác.
khổ 3:
Bước vào lăng Bác, niềm xúc động và những suy tưởng thiêng liêng càng trào dâng hơn nữa:
''Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
Bác đã đi xa nhưng nhà thơ không dám nhìn vào cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Viễn Phương viết “giấc ngủ bình yên” để làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. “Vầng trăng sáng dịu hiền” vừa thể hiện sự bình yên trong giấc ngủ của Bác vừa khẳng định: Bác thật gần chúng ta, giống như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ ví Bác với mặt trời, trong khổ thơ này, Bác lại nằm giữa “vầng trăng sáng dịu hiền”, điều này có mâu thuẫn với nhau không? Câu trả lời là 'không bởi Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhìn hình ảnh Bác “trong giấc ngủ bình yên” như vậy, nhà thơ không nén nổi niềm xúc động:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim’’.
Vẫn biết trời xanh thuộc về tự nhiên và trời xanh được quyền bất tử nhưng vẫn thấy đau xót vẫn “nhói” ở trong tim bởi so với trời xanh đời người sao mà ngắn ngủi. Bác là vầng thái dương của xã hội nhưng Bác vẫn phải đi xa.- Không chỉ vậy, một lần nữa, nhà thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ “trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh và cũng là Bác Hồ. Vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thể có Bác lần thứ hai trong đời...Tác giả khẳng định một niềm tin vững chắc Bác như mặt trời,vần trăng,trờ xanh mãi mãi bất tử nhưng khi đối diện với hiện thực Bác không còn nữa,Bác đã ra đi thì nỗi đau trong con người là có thật,nỗi đau ấy như vò xé trái tim.Một nỗi đau hiện hình khi mất Bác.
chúc chị học tốt!!!
@Lambaitot#
Trong hai khổ 2 và 3, đã nói lên những hình ảnh đẹp của bác Hồ. Người đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Sự vật '' mặt trời trong lăng rất đỏ '' chính là hiện diện của Bác. Một con người lúc nào cũng thanh cao và trong sáng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng còn nói lên sự hy sinh vì dân vì nước của Hồ chủ tịch. Chao ôi ! Những hình ảnh ấy thật đẹp. Dòng người Việt Nam vẫn luôn thương nhớ và biết ơn vị chủ tịch này. '' Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ '' là những tình cảm tôn trọng, thương mến dành cho Bác. '' Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân '' đã nói lên khoảng thời gian dài vằng vặc mà Bác vì Tổ quốc. 79 năm không ngần ngại gian lao, vất vả để làm việc lớn. Đến nỗi tràng hoa cũng kết thành, dâng lên lăng Bác ở mỗi mùa xuân. Ngoài ra, ở khổ thơ thứ 3 còn nói rõ lên sự mất mát to lớn của dân tộc ta vì sự hy sinh của Bác. Bác đã nằm trong lăng với giấc ngủ yên bình. Nhưng vầng trán vẫn mãi mãi trong sáng. Nghe mà nhói ở trong tim.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247