Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ "Bếp lửa" được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài, đã thể hiện tình cảm bà cháu tha thiết qua những dòng hồi tưởng của tác giả chân thành và cảm động. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ thơ ba của bài "Tám năm ròng...cánh đồng xa". "Tám năm ròng" trong căn nhà đơn sơ vắng vẻ chỉ có bà và cháu cặm cụi bên nhau vì "mẹ cùng cha công tác bận không về?". Trong tám năm ấy, cháu đã lớn dần và đã biết cùng bà nhóm lửa. Mỗi khi nhóm bếp, cháu càng thấm thía nỗi cực nhọc, cơ hàn của bà nên tự đáy lòng của mình đã thốt lên "nghĩ thương bà khó nhọc". Và trong cái khói bếp chập chờn ấy, người bà hiện ra qua những hành động, việc làm cụ thể. Ngày ngày, bên bếp lửa hồng, bà kể cho cháu nghe những câu chuyện đời thường về gia đình, quê hương thật ấm áp. Bà còn bảo ban, dạy dỗ cháu những đạo lí ở đời: sống phải biết yêu thương, biết kính trên nhường dưới. Đặc biệt, bà còn "chăm cháu học". Bên cạnh hình ảnh bếp lửa của tình bà cháu, trong kí ức của đứa nhỏ còn vẹn nguyên "tiếng chim tu hú". Ai cũng biết tu hú là loài chim không tự làm tổ được, thường sống nay đây mai đó. Thương con tu hú bất hạnh bao nhiêu, Bằng việt càng thấy hạnh phúc bấy nhiêu: trong cảnh cha mẹ vắng nhà vẫn còn có bà lo toan chăm sóc. Thật vậy, bài thơ đã làm sáng lên ngọn lửa của tình yêu thương giữa bà và cháu vô cùng đẹp đẽ, thầm cảm ơn tác giả đã dệt nên những vần thơ hay đến thế này!
Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tình bà cháu ấm áp, nồng hậu. Như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang, đùm bọc đầy chi chút của bà. Ở nơi xa nhớ về bếp lửa, nhớ về bà, cháu càng thương bà nhiều hơn. Nhớ nhất vẫn là kỷ niệm tình bà cháu thời đi học .“ Tám năm … ngày ở Huế” . Câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm tháng nói lên tám năm rồng là một khoảng thời gian không dài đối với dân tộc nhưng lại không ngắn đối với tuổi thơ của một đời người. Trong suốt những năm tháng ấy hai bà cháu quấn quýt bên nhau, bên bếp lửa. Âm thanh của tiếng chim tu hú suất hiện trong khổ thơ đã trở thành một hình ảnh đặc sắc gửi cánh đồng quê đang đổ vào hề gửi tình cảm trống vắng của hai bà cháu. Tiếng chim thức dậy trong lòng gợi nhắc về tuổi thơ mỗi khi tác giả nhớ về ba. Tiếng chim càng khắc khoải thì nỗi nhớ lại càng da diết :“Cháu ở cùng…. cháu học” . Điệp ngữ ba cháu, biển pháp liệt kê sự thân thiết quấn quýt của hai bà cháu trong từng việc làm luôn có bàn tay chăm chút nhẫn nại ân cần của bà bà đã làm tất cả để nuôi dạy cháu nên người. Cuộc đời ba đã hai lần làm mẹ hết nuôi con lại nuôi cháu lớn khô với bao nỗi nhọc nhằn. Ôi! Bà không chỉ là người Ba Tần tảo sớm hôm mà vừa là người cha, người mẹ, người thầy đã làm biết bao việc để nuôi cháu không chị lớn lên về hình hai vóc dáng mà con về nhân cách tâm hồn . Phải chăng ba chính là bà tiên trong truyện cổ tích luôn đem đến cho cháu biết bao niềm mơ ước và sự ấm áp yêu thương, giờ đây hồi tưởng về những năm tháng đó trong lòng người cháu trào dâng sự biết ơn vô hạn đối với bà. Vì bà chính là người đã nuôi lớn cháu không những lớn lên về vóc dáng, hình hài mà còn lớn khôn về tâm hồn bằng những câu chuyện bà kể đêm đêm. Hình ảnh người bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy vị tha cao cả và dầu đức hy sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thở của người mẹ người bà khắp mảnh đất Việt Nam này!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247