Câu 28
Kết quả : Đưa Nga thoát khỏi khủng hoảng
Ý nghĩa:
-Nông dân yên tâm ,phấn khởi sản xuất,sản xuất nông nghiệp nhanh tróng được phục hồi và phát triển đàm bảo lương thực,nông phẩm cho thành phó và ccacs trung tâm công nghiệp
-chính trị xã hội ngày càng ổn định, khôi phục liên minh công nông
Chính sách mới để lại bài học quý giá cho việt Nam về việc thực hiện chính sách mới để khôi phục kinh tế
Câu 29:
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)
- Đến năm 1925, Liên Xô cơ bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế => Nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ công nghiệp hóa được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng,...
- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được thực hiện thông qua những kế hoạch năm năm.
- Từ năm 1925 - 1941, nhân dân Liên Xô đã thực hiện 3 kế hoạch năm năm:
+ Lần thứ nhất (1928 - 1932).
+ Lần thứ hai (1933 - 1937).
+ Lần thứ 3 được thực hiện từ năm 1937, song, bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức vào năm 1941.
- Kinh tế:
+ Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
+ Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
+ Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 93% số hộ nông dân và hơn 90% diện tích ruộng đất được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được cơ giới hóa.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô đi thăm nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép
- Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại các thành phố lớn.
- Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và dội ngũ trí thức XHCN.
Một lớp học xóa mù chữ ở Liên Xô, năm 1926
- Ý nghĩa:
+ Liên Xô bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
+ Tăng cường sức mạnh đất nước.
+ Nâng cao đời sống nhân dân.
- Hạn chế:
+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp.
+ Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 30:
- Chính sách mới của Ru-dơ-ven
+ Chính sách mới nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
+ Ban hành các đạo luật về phục hung công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
* Nội dung
- Giải quyết nạn thất nghiệp.
- Phục hồi các ngành kinh tế, tài chính.
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, đặt dưới dự kiểm soát của nhà nước.
- Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng.
- Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp.
- Tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định xã hội.
*Tác dụng
- Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
- Cứu nguy cho tư bản Mỹ.
- Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động.
- Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản.
=> Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ nhưng cũng giải quyết phần nào khó khăn của người lao động góp phần cho nước Mỹ duy trì được chế độ chân chủ tư sản
Câu 31
- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:
+ Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức.
+ Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...).
+ Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn động dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
- Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.
Câu 32
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem đến cho nước Mĩ những “cơ hội vàng” cùng với đó là việc cải tiến kĩ thuật trong sản xuất => trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh.
* Biểu hiện của sự phát triển:
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ:
+ 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%.
+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
- Đi đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực: sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, ô tô,...
+ Năm 1919, Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc.
+ Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.
Bãi đỗ ô tô ở Niu-ooc năm 1928
- Về tài chính: Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...
* Hạn chế:
- Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.
- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Chính phủ của Đảng Cộng hòa thi hành các chính sách:
+ Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.
+ Ngăn chặn phong trào đấu tranh của công nhân.
+ Đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ trong phong trào công nhân.
- Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động ngày càng khổ cực => phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi.
- Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ ra đời, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Mĩ.
Câu 33
Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mĩ lan sang nước khác
Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.
- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống
Câu 34
Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất
Còn I –Ta –Li-A Nhật Bản,Đức tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
Câu 35
Mỹ do có nhiều thị trường, thuộc địa, lại được lợi lộc từ hệ thống V_O nên thoát khỏi khủng hoảng bằng những cải cách dân chủ, vẫn duy trì nền cộng hoà tư sản, có những biện pháp để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội....(Điển hình là Mỹ với chính sách mới của Rudơven)
Nhật Bản do ít thị trường, thuộc địa, ko có nhiều vốn trong tay...nên đã phát xít hoá chính quyền để bên trong thì đàn áp phong trào cách mạng, bên ngoài thì chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
Câu 36
- Nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khắn do thiếu nguồn nước và thị trường tiêu thụ hàng hoá, giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Câu 37
+ Trong những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Hình thức đấu tranh phong trào bao gồm biểu tình, bãi công, tiêu biểu nhất là phong trào thành lập Mặt trận nhân dân tập hợp lực lượng để đấu tranh.
+ Mục tiêu là phản đối chính sách hiếu chiến xâm lược của chính quyền Nhật.
+ Lực lượng tham gia bao gồm : công nhân, nông dân, binh lính và cả một bộ phận của giai cấp tư sản.
+ Tác dụng : góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa ở Nhật.
+ Chứng tỏ chủ nghĩa quân phiệt đã vấp phải sự chống trả mạnh mẽ ngay trên chính quê hương nó.
Để một phần ngăn cản nhật bản phát xít hóa bộ máy nhà nước
Câu 38
Phong trào Ngũ tứ : Khẩu hiệu " Trung quốc của người trung quốc", "Phế bỏ hiệp ước 21 điều " mang tính chất chống đế quốc . Khẩu hiệu thời kì Ngũ tứ vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chống phong kiến "TQ của người TQ" , " Phế bỏ hiệp ước 21 điều " , "Ngoại tranh quốc quyền , nội trừ quốc tặc"......Phong trào Ngũ tứ có tiến bộ hơn , tạo điều kiện cho sự ra đời của đảng cộng sản TQ
Câu 39
Phong trào giải phong dân tộc có những điểm mới là
Giai cấp vô sản càng ngày càng lớn mạnh
Thực hiện chính sách mới dân chủ tư sản
Trong thời kì này thì nhiều phong trào nổ ra sôi nổi nhưng đều bị đàm áp thất bại
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247