Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 PHÒNG GDĐT QUẬN BA ĐÌNH TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ ĐỀ...

PHÒNG GDĐT QUẬN BA ĐÌNH TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học: 2019-2020 15/2020 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm 01 trang) Ngày: |

Câu hỏi :

Câu 123 phần 1 và câu 12phần 2

image

Lời giải 1 :

PHẦN 1:

1,

Bài thơ này làm em liên tưởng đến khổ thơ thứ ba của bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

2,

Biện pháp ẩn dụ "trời xanh là mãi mãi" ở câu thơ thứ 3 gợi ra sự bất tử mãi mãi của Bác cùng với thiên nhiên, vũ trụ. Khi miêu tả Bác, nhà thơ sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bất tử như "vầng trăng, trời xanh" để nói về Người cùng với tất cả sự kính yêu, thương nhớ. 

3,

Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã viết: 

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Thật vậy, đây chính là những dòng thơ xúc động về cảm xúc của mình khi hòa vào dòng người đi vào viếng Bác. Câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "mặt trời" đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh "mặt trời" thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ "thương nhớ" đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ "Ngày ngày" đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. Ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "tràng hoa" không chỉ thay thể được "vòng hoa" (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" có ý nghĩa là trong 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. Tóm lại, khổ thơ thứ hai là khổ thơ xúc động kể về tình yêu thương và sự kính trọng của nhân dân VN đối với Bác Hồ vĩ đại. Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã thể hiện tình cảm yêu quý của nhà thơ đối với Bác trước khi vào lăng viếng Bác.

*** câu ghép được in đậm và phép thế "Viễn Phương" bằng "nhà thơ"

PHẦN 2:

1,

Công việc gian khổ mà anh thanh niên nhắc tới đó là sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo làm công tác đo đạc số liệu thời tiết, rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. 

Những quan niệm đúng đắn của anh về công việc "cất nó đi cháu chán đến chết mất; khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao có thể là một mình được; mình sinh ra là ai, làm gì"

2,

Anh thanh niên xưng cháu với bác họa sĩ còn xưng "ta" khi nói chuyện về công việc. Cách xưng hô "ta" khi với công việc cho thấy tình yêu và lý tưởng của anh khi đối mặt với công việc bằng tất ả nỗ lực cố gắng.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Phần I:

1. - khổ thơ trên gợi cho em về khổ cuối bài Viếng Lăng Bác

- Chép chính xác khổ thơ:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

- Hoàn cảnh sáng tác:  Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, tác giả Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này vào dịp đó và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

2. BPTT: Điệp từ "Muốn làm'

-> tác dụng: Nhấn mạnh và khẳng định lại ước muốn của nhà thơ đối với Bác.

3.  Khổ thơ thứ hai trong bài Viếng lăng Bác là khổ thơ đắt giá nhất bài thơ, chúng ta theo chân Viễn Phương tiến dần vào lăng Bác. Ngày ngày trên  quảng trưởng Ba Đình lịch sử mặt trời vẫn chiếu rọi ở mọi góc gách trên lăng Bác.Tuy nhiên còn có một mặt trời sáng chói và thiêng liêng hơn hết đó chính là Người- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Tác giả đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ vô cùng tinh tế . Bác Hồ là vầng dương, Người là ánh sáng soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam đi qua những ngày tăm tối nhất của lịch sử. Trái tim của người đem lại hơi ấm mãnh liệt nhất cho con dân Việt nam ta. Người chính là mặt trời chân lý  của dân tộc ta,nhân dân ta,non sông đất nước ta.  Tác giả đã rất khéo léo trong việc sử dụng điệp từ “ngày ngày”. Việc đó  nhằm nhấn mạnh sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như việc tư tưởng của Người sẽ luôn luôn sáng rực rỡ. “Ngày ngày” được lặp lại lần nữa khi diễn tả dòng người vào lăng thăm Người.  Trong dòng người vào lăng viếng Bác, ai cũng chung một tâm trạng nhớ thương sâu sắc và biết ơn vô hạn đối với trái tim đỏ rực trong lăng. Để rồi họ cùng kết những tràng hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất dâng lên tưởng nhớ Người. Bảy chín mùa xuân ,bảy chín năm –một cuộc đời ý nghĩa và vĩ đại . Cả một cuộc đời ấy ,Bác chỉ một lòng lo cho nước cho dân mà chưa một giấy phút nao suy nghĩ cho bản thân. Tóm lại, cả khổ thơ là sự ca ngợi công ơn của Bác, đó cũng là niềm cảm kích, niềm biết ơn vô bờ của tất cả tác giả và mọi người dân Việt Nam dành cho Bác.

* Phép thế: Việc đó -> việc sử dụng điệp từ “ngày ngày”

* Câu ghép: câu in đậm

Phần II:

1.-  Công việc gian khổ mà anh thanh niên nhắc tới là việc làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m mà hằng ngày phải đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

- Khi nói về công việc, anh thanh niên là có một thái độ đúng đắn. Đó là quan niệm nhận định đúng về mối quan hệ với cuộc sống, và vai trò của công việc trong cuộc sống của anh.

2. -Khi nói chuyện với ông họa sĩ: xưng “cháu” thể hiện sự giao tiếp của người bề dưới với người bề trên, lễ phép , kính trọng

- Khi tâm sự về công việc: xưng “ta” thể hiện tình yêu, trách nhiệm với công việc của riêng anh thanh niên nói riêng và nói chung tất cả mọi người

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247