Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ về tiểu...

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính câu hỏi 966794 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính

Lời giải 1 :

Phân tích 2 khổ thơ cuối "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":

          Tình đồng chí được tạo nên trong gian khó hiểm nguy , trước những đoạn đường gian lao sau những chặng đường hành quân vất vả nên càng thiêng liêng

“ Bếp … thêm ”

          Khái niệm gia đình rất đơn giản chỉ một bữa cơm cũng nên tình đồng đội “ Chung … đấy ” à những người lính xích lại gần nhau hơn trước những cái chung bát đủa , chung hoàn cảnh à tình đồng chí than thiết . Từ láy “ chông chênh ” gợi gian khó khẳng định ý chí nghị lực vượt lên tất cả

 Điêp ngữ “ lại đi ” khẳng định 1 khí thế ý chí quyết tâm họ tiến về phía trước đẩy lùi lại phía sau những gian khổ khốc liệt . Họ đi bằng niềm tin và tương lai tươi sáng đi trước mua bom bảo đạn mà vẫn thấy màu xanh của sự sống ngời lên phía trước

à Niềm tin niềm lạc quan của người lính họ đi vào chiến trường với tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ” . Sẵn sang hi sinh cho đất nước .

          Hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh thêm ” tượng trưng cho niềm tin chiến thắng của dân tộc . Tình đoàn kết của người lính TS củng được thể hiện mộc mạc , tha thiết qua hình ảnh

“ Anh tin vào tiếng hát vượt gian lao

Những năm tháng TS bạn bè trong trẻo quá ”

Tinh thần yêu nước , ý chí giải phóng miền Nam

“ Không có kính … miền Nam ”

 Điệp ngữ “ Không ” được nhắc lại 3 lần và sự đối lập giữa 1 cái không và 1 cái có à hoàn thiện bước chân dung tuyệt vời của người lính lái xe . Những chiếc xe méo mó đầy thương tích nhưng người lính lái xẹ lại kiên cường đến phi thường. Những từ ngữ kđ “ Xe vẫn chạy … tim ”cội nguồn sức mạnh của toàn đoàn xe là gốc rễ phẩm chất anh hung của những người lính lái xe không chỉ chạy bằng nguyên liệu thông thường mà còn bằng máu của những người lính lái xe đọng lại ở những trái tim gan góc bản lĩnh

             Trái tim là hình ảnh hoán dụ trái tim ấy có long yêu nước cháy bỏng có long căm thù giặc sâu sắc , có khát vọng giải phóng miền nam . Trái tim kiêng cường , dủng cảm , lạc quan , yêu đời . Trái tim của những người lính , trái tim biết yêu thương đồng chí đồng đội , trái tim của những người lính làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng . Ta bắt gặp ý chí của người lính lái xe trong 1 tập thơ khác

“ X e ta thêm 1 vòng quay

Miền Nam bớt 1 ngày đau thương ”

Thảo luận

Lời giải 2 :

Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. Không mà lại có, có một trái tim của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

ừ mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phạm Tiến Duật bước vào đời lính chiến đấu và hoạt động trên con đường chiến lược Trường Sơn những năm tháng đánh Mỹ ác liệt nhất. Lửa khói chiến trường, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, những cô gái thanh niên xung phong, những chiến sĩ lái xe dũng cảm... in dấu chói lọi, kỳ vĩ như những tượng đài trong thơ Phạm Tiến Duật.

Anh giải phóng quân trên đường chiến dịch, gặp bè bạn đồng đội "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Tình thương yêu đồng chí đồng đội là bản chất, là sức mạnh của người lính không hề thay đổi. Từ cái “nắm lấy bàn tay” đến cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"  là một quá trình trưởng thành và hiện đại của quân đội ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc và đất nước.

Cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: "bếp Hoàng Cầm”, “chung bát đũa", “ võng mắc chông chênh", đời lính vốn giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng. Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời". Giữa trời là giữa thanh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô... thế mà rất đậm đà: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương.

“ Thơ là nữ hoàng nghệ thuật”, có người đã nói như vậy. Nếu thế thì ngôn từ là chiếc áo của nữ hoàng. Hai chữ “nghĩa là” chỉ dùng để "đưa đẩy” nhưng dưới ngòi  bút của những tài thơ đích thực thì nó trở nên óng ánh, duyên dáng. Với Xuân Diệu, mùa xuân tuổi trẻ thật đẹp, thật đáng yêu, một đi không trở lại

 Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất...

                                                        (Vội vàng - 1938)

Với Tố Hữu, người thanh niên cộng sản quyết chiến đấu và hy sinh vì một lý  tưởng cách mạng cao đẹp thì hận, nhục, tranh đấu là lẽ sống thiêng liêng:

Tôi chưa chết nghĩa là chưa hết hận

Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời

Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi

Còn trừ diệt cả một loài thú độc!

                                                              (Tâm tư trong tù - 1939)

Với Phạm Tiến Duật, tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Có yêu thơ mới tìm đến thơ. Tìm đến thơ, một phần là tìm đến ngôn từ chữ nghĩa. Thơ đâu là chuyện “nhai câu nhá chữ'”(chữ dùng của Cao Bá Quát). Thi sĩ có thực tài mới có thể thổi hồn vào ngôn từ. Chỉ qua hai chữ “nghĩa là", ta đã thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Cảnh đoàn viên tri kỷ: “võng mắc chông chênh đường xe chạy". Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Điệp ngữ “lại đi" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh "trời xanh thêm" là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang đón chờ. Đây là một đoạn thơ thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy:

        Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

            Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

                Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

    Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. ''Không” mà lại “có", có “một trái tim" của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chi cần trong xe có một trái tim.

Các điệp ngữ “không có", các từ ngữ tương ứng: “vẫn ... chỉ cần có...” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. “Trái tim” trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh hoán dụ, tuy không mới mẻ nhưng đầy ý vị.

Đoạn thơ trên đây thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ.

Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ... đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên đây là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính.



Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247