Phần II :
1 . Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
2. Từ mặt thứ hai trong câu đầu khổ thơ trên được sử dụng với nghĩa chuyển.
Nghĩa chuyển đó là: mặt trăng, là những quá khứ ân nghĩa thủy chung gắn bó với thiên nhiên mà con người đã lãng quên. Để rồi khi đối diện lại với những năm tháng mà bản thân vô tình quên lãng đó, con người cảm thấy hổ thẹn, ân hận
Cái hay của việc sử dụng từ này trong văn cảnh là: tạo ra cuộc gặp gỡ bất ngờ của con người với vầng trăng, hay chính là con người đang đối diện với quá khứ của mình. Những kỷ niệm, quá khứ mà con người vô tình quên lãng đó làm cho con người cảm thấy ân hận, rưng rưng. Từ đó, bài thơ gợi nhắc chúng ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, không được lãng quên quá khứ
3. Trăng từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca, là nguồn thi hứng dạt dào để người nghệ sĩ sáng tác lên những tác phẩm văn chương đầy cảm xúc . Cũng lấy cảm hứng từ trăng, Nguyễn Duy đã mang đến cho người đọc bài học sâu sắc về lối sống ân tình thủy chung với quá khứ. Khổ thơ cuối bài thơ " Anhs trăng " sẽ giúp ta hiểu sâu sắc hơn về điều này. Nhà thơ đã sáng tạo ra một cuộc đối diện giữa người với trăng để người lính nhận ra những sai lầm của bản thân mình .Vẫn là vầng trăng năm xưa ấy, một vầng trăng vẹn nguyên, tròn đầy, không thay đổi nhưng con người thì đã có sự đổi thay. Và như có điều gì cay cay trong khóe mắt, người lính bồi hồi nhớ lại kí ức của thời chiến tranh năm xưa, một thời mà con người với thiên nhiên sống hòa hợp với nhau, vô lo, vô nghĩ. Âý vậy mà giờ đây, cuộc sống thay đổi, con người cũng hoàn toàn đổi thay. Người lính chẳng biết từ lúc nào đã quên lãng vầng trăng năm xưa, không hề mảy may nhớ đến. Giờ đây, khi đối diện với vầng trăng ấy, một vầng trăng tròn đầy nguyên vẹn không chút đổi thay người lính thật sự xúc động. Anh xúc động vì vầng trăng không hề than vãn, oán trách anh một lời. Nhưng chính cái im lặng ấy lại là cái im lặng đầy nghiêm khắc để người lính giật mình và thức tỉnh. Đó là sự thức tỉnh muộn màng nhưng đáng trân trọng để người lính hoàn thiện mình và sống tốt hơn. Qủa thực, khổ thơ cuối bài " Ánh trăng " là một khổ thơ hay , mang lại nhiều cảm xúc và bài học ý nghĩa cho người đọc
PHẦN 1:
1.- Nhân vật được nói đến: Ông Hai
- “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là: cái tin làng Chợ Dầu theo giặc và nỗi khổ của những người dân bị mang tiếng là dân của làng Việt gian.
2.Tác giả đã sử dụng liên tiếp kiểu câu nghi vấn
-> Tác dụng: Thể hiện tâm trạng băn khoăn dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
3. Ông Hai là một người rất yêu LÀng Chợ Dầu của mình, nhưng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông đã đau đớn, nhục nhã, thất vọng ê chề. Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông: một người yêu làng, luôn tự hào về làng quê của mình lại bị nhận tin làng mình đã theo giặc ngay tại nơi đi tản cư. Tin làng của mình theo giặc đã trở thành nỗi ám ảnh khuôn nguôi đối với Ông Hai. Đối với ông, điều này thật đau đớn. Ông Hai sững sờ “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân tưởng như đến không thở được”. Có lẽ ông vẫn chưa thể tin cái làng mình hằng ngày tự hào đến vậy lại theo giặc. Đến khi trấn tĩnh lại, một gáo nước nữa lại tạt vào mặt ông khi người dân nói về tin ấy quá rành rọt. Sự hi vọng cuối cùng của ôn dường như bị chặn đứng lại. Cái tin dữ ấy trở thành nõi ám ảnh day dứt đối với ông. Ông nhìn đàn con mà thấy nghẹn, thấy thương chúng nó khi bị người ta hắt hủi vì là con của làng Việt gian. Nhà văn Kim Lân đã diễn tả hết sức cụ thể nỗi đau đớn tinh thần của ông Hai hết sức sinh động, chân thực: nỗi ám ảnh nặng nề của một người ở làng theo giặc trong ông Hai đã biến thành sự sợ hãi thường xuyện cùng với nỗi đau xót, tủi hổ vô cùng!
* Khởi ngữ: Đối với ông
* Thành phần tình thái: có lẽ
4. - Làng là một danh từ chung khái quát chỉ tới mọi ngôi làng nói chung.
- Làng Chợ Dầu là một danh từ riêng chỉ đích danh một ngôi làng cụ thể.
-> Tác giảđặt nhan đề tác phẩm là “Làng”,sẽ thể hiện được tình yêu nước của chung những người nông dân ở bất cứ ngôi làng nào trên đất nước Việt Nam, phong trào kháng chiến có trên khắp các ngôi làng mà không phải chỉ ở riêng ở làng Chợ dầu.
5. Văn bản: Lão Hạc. Của nhà văn Nam Cao.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247