Bạn tham khảo nhé:
Qua 6 câu thơ đầu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có thể thấy được tác giả "Thanh Hải" đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và giàu sức sống. Đúng thế, tín hiệu một mùa xuân đã về được bắt đầu bằng hình ảnh một bông hoa tìm mọc giữa dòng sông xanh: "Mọc giữa dòng sông ...tím biếc". Động từ "mọc" được đảo vị trí đứng ở đầu câu thơ dường như đã tả sức sống mãnh liệt của cây cối khi mùa xuân về. Màu sắc của bức tranh xuân đó thật tươi tắn,trẻ trung hài hòa. Màu xanh của dòng sông làm nên cho bông hoa tím nổi bật - màu tím của xứ Huế mộng mơ. Không gian được mở ra mênh mang, cao rộng từ dòng sông đến bầu trời. Gieo vào không gian ấy là tiếng chim chiền chiện hót lảnh lót, vang xa. Chiền chiện là loài chim nhỏ, thường sống ở nơi quang đãng hoặc đồng ruộng, khi hót thường bay vút lên cao. Tiếng chim là mùa xuân không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn được cảm nhận bằng thị giác,có hình khối, có màu sắc: "từng giọt long lanh" để có thể ngắm nhìn cảm nhận được bằng cảm xúc,để nâng niu trên đôi tay dầy mến yêu sự sống: tôi đưa tay tôi hứng. Phải chăng tiếng hót của chim phải chăng là gọi mùa xuân về, đánh thức muôn loài đâm chồi, nảy lộc?
phép nối: đúng thế
tp tình thái: Phải chăng
Trong bốn câu thơ mở đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ”, chỉ bằng vài nét phác họa, bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đã hiện lên qua những cảm nhận rất tinh tế của nhà thơ Thanh Hải:
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời “ (1)
Bức tranh mùa xuân được gợi ra bằng những nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, bằng những hình ảnh nho nhỏ, bình dị, thân quen – dòng sông, bông hoa, con chim. (2) Chao ôi, không gian mùa xuân mở ra cao vời và thoáng đãng từ mặt đất tới bầu trời. (3) Màu sắc xuân cũng tươi thắm, hài hòa với màu xanh của dòng sông làm nền cho màu tím thanh tân, đầy sức sống của bông hoa xứ Huế thơ mộng. (4) Chữ " mọc " đảo lên đầu câu (đảo ngữ) gợi hình ảnh bông hoa như mọc lên từ dưới lòng sông, gắn chặt lấy dòng sông ; gợi sức sống mãnh liệt của bông hoa, gợi sức sống mạnh mẽ của mùa xuân như đang bật dậy từ mùa đông lạnh lẽo. (5) Tác giả không chỉ cảm nhận mùa xuân bằng thị giác mà mà còn lắng nghe mùa xuân về vang ngân trong âm thanh tiếng chim chiền chiện tươi vui, vang vọng làm rộn rã cả không gian cao rộng (6) Và âm thanh ấy là hơi thở, là tiếng nói của thiên nhiên vạn vật đang bừng lên đầy sức sống. (7) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua thán từ « ơi », câu hỏi tu từ “Hót chi mà vang trời?” khiến câu thơ của Thanh Hải như một tiếng gọi thân thương diễn tả cảm xúc thiết tha giữa con người và tạo vật. (8) Để rồi nhà thơ không chỉ nhìn ngắm, lắng nghe mà dường như còn muốn thu cả mùa xuân vào trong lòng mình :
“ Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng “ (9)
“ Giọt long lanh rơi “ có thể là giọt mưa xuân, là giọt sương buổi sớm mai trong lành, mát mẻ. (10) Tuy nhiên theo dòng cảm xúc của bài thơ thì có thể hiểu đây là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ) khiến âm thanh trong trẻo ấy trở nên hữu hình, lắng đọng như những hạt ngọc thả rơi trong không gian mùa xuân. (11) Tất cả được tác giả cảm nhận bằng niềm say sưa ngây ngất, sự nâng niu, trân trọng của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời và tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng : “Tôi đưa tay tôi hứng “. (12)Tóm lại, cả khổ thơ là dòng cảm xúc trong trẻo, dạt dào của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất trời. (13).
- Gạch chân : Thành phần tình thái .
- In đậm : Phép nối .
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247