Đề 1:
Hạn chế sử dụng túi ni lông đang là vấn đề cấp thiết để bảo vệ môi trường với không chỉ người Việt Nam chúng ta mà còn là vấn đề toàn cầu. Túi ni lông có rất nhiều lợi ích: rất dễ sử dụng, có nhiều màu sắc đẹp mắt và quan trọng nhất: giá của chúng là rất rẻ, rất "kinh tế". Tuy thế, đi liền với những lợi ích đó là những tác hại to lớn cho môi trường: túi ni lông phân huỷ rất chậm nên không thể chôn như rác hữu cơ thông thường, khi phân huỷ bằng cách tự nhiên hay bằng cách đốt đều tạo khí CO2, CO và nhiều loại khí rất độc khác. Đây là những tác hại phổ biến của đồ nhựa nói chung, tuy thế, chỉ có túi ni lông là sử dụng nhiều nhất vì chúng đã phổ biến lại còn là đồ dùng một lần rồi bỏ đi, đây là lí do khiến chúng là loại rác thải nhựa nhiều nhất về khối lượng. Chính sự độc hại của túi ni lông mà rất nhiều những con sông, hồ và biển bị ô nhiễm nặng, gây ra ô nhiễm đất, không khí v.v, rất nhiều loài động vật chết hoặc bị dị dạng vì ăn phải những chiếc túi ni lông này. Bỏ túi ni lông là đều quan trọng và rất cần thiết, đó là điều mà ai cũng nhận thấy tuy nhiên có vẻ như không nhiều người thay đổi chính vì sự tiện lợi và giá cả rất rẻ mà không dễ gì bỏ việc sử dụng chúng. Vì vậy, điều cần thiết là tuyên truyền về tác hại của túi ni lông, làm cho mọi người ý thức về việc bảo vệ môi trường và quan trọng nhất là tìm ra giải pháp phù hợp để thay thế những chiếc túi ni lông mà không làm hại môi trường.
Đề 2:
Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết của nhân loại. Đó là hành động giữ ý thức, không xả rác, nước thải bừa bãi, thậm chí tốt đẹp hơn là hành động tuyên truyền vì môi trường hoặc tham gia các hành động tình nguyện vì môi trường. Tại sao chúng ta lại phải bảo vệ môi trường? Vì chính những hành vi không bảo vệ môi trường đã gây ra vô số hậu quả mà hiện nay chúng ta đang nhìn thấy rất rõ. Ở Việt Nam, các hiện tượng cực đoan như lũ ở miền Trung hay hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, rồi thời tiết mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, v.v là rất rõ ràng mà ai cũng thấy, đây chính là hiện tượng biến đổi khí hậu và các nước vùng nhiệt đới như Việt Nam ta phải gánh chịu hằng năm. Đó là còn chưa kể những tác hại như: mất mĩ quan đô thị, gây hại trực tiếp đến nguồn nước chúng ta ăn hằng ngày, gây vô số tác hại cho các loài động thực vật v.v. Các tổ chức chống biến đổi khí hậu đã kêu gọi các nước lớn và các công ti lớn góp phần hạn chế khí thải, tăng cường các hành động vì môi trường... nhưng không vì thế mà mỗi chúng ta không hành động. Có những tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người dân để hiểu rõ tác hại của việc phá hoại môi trường, và để làm sao mỗi người đều có ý thức về phát triển bền vững, không vì kinh tế mà gây hại về sau là điều vô cùng cần thiết.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247