Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Làm cho em nha em cần gấp ạ ! (...

Làm cho em nha em cần gấp ạ ! ( không chép mạng nha )    Quê hương anh nước mặn đồng chua                            Làng tôi nghèo đất

Câu hỏi :

Làm cho em nha em cần gấp ạ ! ( không chép mạng nha )    Quê hương anh nước mặn đồng chua                            Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá                            Anh với tôi đôi người xa lạ                            Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu,                            Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.                            Đồng chí ! Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ trên ( Khoảng 10 dòng ) Đừng copy mạng mình xem hết rùi !!!!

Lời giải 1 :

Chính Hữu là nhà thơ quân đội, thành công với đề tài người lính và chiến tranh. Bài thơ "Đồng chí" được tác giả viết năm 1948, được in trong tập "Đầu súng trăng treo". Bài thơ mà đặc biệt là khổ thơ đầu đã ca ngợi vẻ đẹp tình đồng chí của những người lính cách mạng trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp Viết về tình đồng chí. Trước hết, tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân giữa những người lính: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Quê hương người lính được giới thiệu qua hai hình ảnh hoán dụ "Nước mặn đồng chua" chỉ vùng ven biển ngước ngấm phèn, úng lụt quanh năm. Còn "đất cày lên sỏi đá" chỉ vùng núi trung du đất sỏi khô cằn. Hai miền quê, hai đặc điểm khác nhau nhưng giống nhau: đều là những miền quê nghèo. Như vậy, người lính có cùng nguồn gốc xuất thân: đều là người nông dân mặc áo lính ra đi từ những miền quê nghèo lam lũ của tổ quốc. Tình đồng chí được nảy sinh từ việc những người lính cùng chung một nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu: "Anh với tôi đôi người xa lạ/Tự phương trời chăng hẹn quen nhau/ Súng bên súng, đầu sát bên đầu". Người lính vốn đến từ mọi phương trời, xa lạ với nhau. Kháng chiến trở thành ngôi nhà chung, khiến họ trở thành quen nhau. Câu thơ "Súng bên súng đầu sát bên đầu" có điệp từ "bên" diễn tả sự gắn bó giữa những người lính. "Súng" tượng trưng cho sự nghiệp chiến đấu. "Đầu" tượng trưng cho lí tưởng cách mạng. Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự sẻ chia cuộc sống gian khổ nơi chiến trường: "Đêm rét chung chăn thành đội tri kỉ". Hình ảnh "đêm rét" chỉ là một trong những gian khổ mà người lính phải chịu đựng. Trong đêm rét ấy, họ phải đắp chung chăn và họ đã trở thành tri kỉ của nhau. Và từ "Đồng chí" vang lên đầy cảm động. Hai tiếng đồng chí ấy đứng thành một dòng thơ và kết thúc bằng dấu chấm cảm tạo ra một nốt nhấn khẳng định một tình cảm thiêng liêng chỉ có ở người lính cách mạng từ sau ngày 19-8 thiêng liêng. Câu thơ như một chiếc bản lề khép lại sự lí giải cội nguồn tình đồng chí và mở ra ý thơ: những biểu hiện của tình đồng chí. Thật cảm ơn nhà thơ Chính Hữu đã đem đến cho ta những vần thơ đặc sắc và hay đến thế này!

Thảo luận

Lời giải 2 :

Hai câu đầu với cấu trúc câu thơ song hành, thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, cách nói sáng tạo từ tục ngữ “đất cày lên sỏi đá”, giọng thơ thủ thỉ tâm tình gợi cảnh hai người lính đang ngồi kể cho nhau nghe về quê hương mình. Đó là những vùng quê nghèo khó : một người ở miền biển , một người ở miền trung du . Phải chăng chính nguồn gốc xuất thân của các anh đã làm nên bệ phóng cho tình đồng chí ? Cùng  hoàn cảnh, chung lý tưởng đánh giặc cứu nước, các ạnh đã tham gia đội ngũ bộ đội kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc chính là nơi hội tụ trái tim những người con yêu nước, đã đưa các anh từ lạ thành quen “anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Có lẽ chung cuộc sống chiến đấu gian khổ bên chiến hào vì độc lập tự do của dân tộc, đã từ khi nào các anh trở thành tri kỉ của nhau . Câu thơ: “súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. Họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm. “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dung các từ “sát, bên, chung” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” là một hình ảnh đẹp, đầy ý nghĩa, đã cho ta thấy được sự sẻ chia những thiếu thốn gian lao trong cuộc đời người lính.“Đồng chí!” Là một câu đặc biệt như một bản lề khép mở: khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí và mở ra biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí.  Đó là tiếng gọi thiêng liêng của những người có chung chí hướng ,lí tưởng vang lên từ sâu thẳm tâm hồn người lính. Tình đồng chí là đỉnh cao của tình bạn, tình người, là kết tinh của mọi tình cảm, là cội nguồn sức mạnh để người lính vượt qua những tháng ngày khó khăn gian khổ. Hai tiếng “đồng chí” đơn sơ mà cảm động đến nao lòng, làm bừng sang ý nghĩa của cả đoạn thơ và bài thơ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247