Đáp án:
- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.
- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.
(Chúc bạn học tốt!)
- Trước hoạ xâm lăng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ và bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh mới, nhà Nguyễn đã duy trì đường lối cai trị bảo thủ, không thực hiện cải cách duy tân, khước từ mọi đề nghị cải cách của những người có tâm huyết như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,...Làm cho tiềm lực đất nước ngày càng đi xuống, bỏ lỡ thời cơ cứu nguy nước ta khỏi hoạ xâm lăng.
- Ngay từ đầu, nhà vua và đa số quan lại trong triều đình vẫn còn tư tưởng sợ Pháp. Trong quá trình chống xâm lược, nhà Nguyễn từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương lượng. Triều đình có tổ chức chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng với thực dân Pháp và bạc nhược trước những đòi hỏi mà thực dân Pháp đưa ra, có ảo tưởng thông qua việc thương thuyết để giữ nền độc lập.
- Đối với nhân dân, triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào dân, không phát động được cuộc chiến tranh nhân dân. Do sợ dân nên triều đình chống lại nhân dân, bỏ rơi, xa lánh cuộc chiến của nhân dân, thậm chí ngăn cản nhân dân đấu tranh chống Pháp, ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp
- Triều đình không những không biết chớp lấy cơ hội để tấn công Pháp. Với hai lần chiến thắng Cầu Giấy 1873 và 1882 đã mở ra cơ hội để ta tấn công tiêu diệt địch, buộc chúng rút khỏi Bắc Kì, song triều đình Huế lại ảo tưởng có thể giành lại Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì bằng con đường thương thuyết. Điều này đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp đánh lấn dần, kết hợp biện pháp quân sự với thủ đoạn chính trị để hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta. Với hiệp ước Hác-măng 1883 và Pa-tơ-nốt 1884, triều đình Huế đã chính thức đầu hàng và thừa nhận sự thống trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Vì vậy, hoạ mất nước có thể tránh được, tức là không tất yếu, nhưng với chính sách của nhà Nguyễn, mất nước trở thành tất yếu
→ Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn
(đầy đủ và chi tiết nhất rồi nhé~)
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247