Bạn dựa trên những ý sau đây nhé
Khái niệm : Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.
Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.
Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường diễn xướng.
Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt "từ chiếc nôi ra tới nấm mồ". Môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan trọng cho văn học dân gian hình thành và phát triển.
Bên cạnh tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian “biểu hiện mối quan hệ phụ thuộc của văn học dân gian vào môi trường sinh hoạt". Tính tập thể biểu hiện ở quan niệm thẩm mĩ, ở quá trình sáng tác và lưu truyền văn học dân gian. Về phương diện sáng tác, mỗi tác phẩm văn học dân gian là sự gia công của nhiều người, qua nhiều thế hệ khác nhau
Ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với đời sống của con người chính là: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt Nam". Không ít nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh,.... đã tiếp thu văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương lớn. Chúng ta nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học dân gian với văn nghệ, văn hoá dân gian và đời sống thực tiễn. Chính văn học dân gian đã giúp đưa các yếu tố văn hoá khác như: âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh ... đến gần hơn với đời sống con người, góp phần làm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Khả năng dễ nói, dễ hiểu, dễ nhớ đã giúp văn học dân gian đi vào đời sống của nhân dân một cách tự nhiên trong mọi hoàn cảnh. Qua văn học dân gian, những bài học về cuộc sống trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn. Văn học dân gian phản ánh chân thực cuộc sống lao động; công cuộc dựng nước và giữ nước của người xưa; thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của dân tộc; bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân; tổng kết những tri thức, kinh nghiệm về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.
Văn học dân gian -món ăn tinh thần của người dân lao động - là tâm tư tình cảm của con người ,đồng thời cũng chính là nguồn cảm hứng sâu sắc , là cơ sở hình thành văn học viết .Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại, trong đó ca dao là một trong những mãng lớn tạo nên những nét đặc sắc của văn học dân gian ; nó là tiếng tơ đàn muôn điệu ,là nỗi chứa giàu tâm tư tình cảm ,cũng chính là những làn điệu quê hương đầm ấm . Văn học dân dan là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng cũng là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể , lại có nhiều nét đặc trưng cơ bản riêng biệt . Gía trị văn học dân gian được coi như là kho tri thức mang nhiều giá trị nhân đạo và là chuẩn mực noi theo. Mỗi tác phẩm của văn học dân gian là những cung bậc tâm tư , tình cảm ,tiếng nói của con người việt thể hiện nhân cách sống và thấu hiểu tâm hồn của người dân lao động giàu tình cảm và chứa đựng nhiều cảm xúc .Nói tóm lại , văn học dân gian là nơi tâm hồn ,tình cảm, cốt cách và phẩm giá của con người được trào dâng. Nó cũng mang nhiều giá trị to lớn.
Không giống như các thể loại văn học: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết… văn học dân gian không xuất hiện giọng điệu của chủ thể cá nhân. Nó được ra đời từ sáng tác tập thể, trong nó được biểu thị tâm tư tình cảm của một loại người, cộng đồng nào đó trong xã hội. Mà mỗi khi đọc lên ta lại thấy được cái giọng điệu, quan điểm của tập thể đã được toát lên như thế nào.Gập lại cuốn sách Văn học Dân gian cái hay, vẻ đẹp của Lê Xuân Mậu đã giúp tôi hiểu rõ hơn phần nào về kho tàng văn học ấy. Một kho tàng tri thức vô giá mang trong mình những lời dạy, lời đúc kết quý báu của bao đời dành cho các thế hệ sau. Dù nó được thể hiện dưới dạng văn vần, câu thơ, tục ngữ hay chỉ là bài đồng giao, câu đố. Thì những giá trị của nó dành cho con người là vô giá. Vậy mà sự tồn tại và cách đi của nó để có thể ăn sâu được vào tâm trí của từng người dân lại bằng con đường rất đơn giản: “truyền miệng”.
Một thể loại phải nhớ tới đầu tiên khi nhắc tới nền văn dân gian này là ca dao. Lời của ca dao không là lời của nhân vật cụ thể. Nên những giọng điệu tươi vui, hoan hỉ hay thương cảm, oán trách… của nó chỉ là những trạng thái cảm xúc, sắc điệu của tình cảm. Và những hình tượng nhân vật trong nó bao giờ cũng đem tính phiếm chỉ, không phải một cá nhân nào mà lại là bất kì ai trong hoàn cảnh đó. Ví như một lời oán trách:
Nào khi anh bủng anh beo
Tay bưng bát thuốc, tay đèo múi chanh.
Bây giờ anh khỏi anh lành
Anh vui duyên mới anh tình phụ tôi.
Hay là một lời cảnh tỉnh:
Có quán tình phụ cây đa
Ba năm quán đổ, cây đa vẫn còn.
Cũng thật trùng hợp khi có cùng quan điểm với tác giả rằng ca dao đâu cần hoa mỹ mới hay. Vì hầu hết các bài ca dao chỉ sử dụng những ngôn ngữ tự nhiên – đời thường, không cầu kỳ hoa mỹ và rất giản dị, mộc mạc nữa. Vì khi được nghe những câu ca dao như vậy ta sẽ không phài tìm tòi, suy ý kiểu vòng vo, ám chỉ bóng gió xa xôi mà cảnh tình đã được suy diễn trực tiếp.
Thương anh hãy đứng xa xa
Con mắt anh liếc cũng bằng ba đứng gần.
Rất thẳng, thực và trực tiếp. Chẳng có gì là kín đáo, bóng gió nhưng những thấy được những mặt tinh vi của tình cảm được khêu gợi nếu ta có chút kinh nghiệm yêu đương và giao tiếp.
Một điều nữa mà ta thấy không thể thiếu được trong ca dao đó là ví von. Và chẳng thế mà khi ca dao hát lên mọi người vẫn thường nói là hát ví, hay cũng quen thuộc với cụm từ “ví ví von von”. Nhưng với cuốn sách tôi đã nhận được ví von ở ca dao gắn liền với thao tác so sánh trong tư duy hình tượng của người sáng tác, gắn liền với hoạt động liên tưởng:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Cũng có thể là một dạng nhân hóa:
Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở sách xem ngày làm ma.
Cố nhiên, do đặc điểm của ca dao và do yêu cầu được cộng đồng tiếp nhận của văn học dân gian nói chung. Những hình ảnh ví von tuy không phải là không có những hình ảnh mỹ lệ, nhưng nó vẫn có tính chất quen thuộc, ít xa lạ, ít mới mẻ. Và vì thế mà sức liên tưởng mạnh mẽ ở nhiều bài ca dao vẫn đầy sức hấp dẫn, những hình ảnh đẹp, những cảm xúc thẩm mĩ và kết quả nhân văn từ kết quả ví von.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247