Dàn bài:
Mở bài:
- Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo lí truyền thống đẹp của nhân dân ta.
- Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
+ Nghĩa đen của câu: Mượn hình ảnh quen thuộc là “quả” là thành quả, vật chất, tinh thần. Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được.
=> Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ công sức vất vả có khi cả xương máu để tạo ra thành quả đó. Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người.
+ Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.
=> Tóm lại câu tục ngữ muốn giáo dục chúng ta về truyền thống biết ơn.
Luận điểm 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
* Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
- Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
- Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
* Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
* Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
- Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
- Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
Luận điểm 3: Rút ra kinh nghiệm, bài học
- Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy.
+ Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên...
+ Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông.
+ Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối.
Kết bài:
- Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
- Biết ơn là 1 tình cảm thiêng liêng, rất tự nhiên.
- Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
no cppy
có săn trong máy tính
Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu về lòng biết ơn và ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống
- Giới thiệu câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
B. Thân bài
1. Giải thích
- "Uống nước nhớ nguồn" nghĩa là khi ta uống nước , ta phải biết nhớ đến mạch nguồn - nơi cung cấp cho ta những giọt nước mát lành
- "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là khi ta được thụ hưởng một loại câ trái ngon lành nào thì ta phải nhơ đến công ơn của những người đã trồng cây để cho ta những hoa trái thơm ngon , bổ dưỡng.
⇒ Từ hình ảnh này , hai câu tục ngữ muốn ẩn dụ cho việc con người sống phải biết ơn và luôn luôn khắc cốt ghi tâm công ơn của người đã giúp đỡ mình. Cụ thể ,khi con người được đón nhận một điều tốt đẹp nào đó thì hãy nhớ đến công ơn của những người đã giúp đỡ và mang đến cho mình những điều ý nghĩa ấy.
2. Chứng minh
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Con người chúng ta được sống trong cuộc sống độc lập như ngày hôm nay cũng là nhờ biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để đổi lấy cho ta cuộc đời tự do , độc lập
- Chúng ta được đi học , được cắp sách đến trường, được ăn no mặc ấm , tất cả những điều đó đều được đánh đổi bằng công sức lao động của cha mẹ chúng ta mà ra
- Không có một điều tốt đẹp nào tự dưng mà đến , mọi thứ mà chúng ta có ngày hôm nay đều là được thừa hưởng lại từ mồ hôi , công sức của những người đi trước
- Chưa kể, trong cuộc sống này ta còn gặp rất nhiều người và được họ giúp đỡ trong những lúc khó khăn , hoạn nạn.
- Tất cả những điều đáng quý ấy ta đều phải biết ơn và ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh và giúp đỡ cho mình.
3. Cách để con người tỏ lòng biết ơn đến với những thế hệ đi trước
- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
- Luôn luôn nhớ ơn người đã giúp đỡ mình và nếu có thể hãy sống nghĩa tình : đền đáp công ơn của họ trong phạm vi và khả năng của bản thân mình.
C. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của hai câu tục ngữ
- khuyên mọi người sống cần đề cao đạo lý ơn nghĩa trước sau
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247