@by-maitran202
tham khảo dàn ý sau nha :
a. Mở Bài
- Khái quát nội dung câu tục ngữ
- Dẫn dắt câu tục ngữ vào.
b. Thân Bài
* Giải thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen : Mực là gì?, đèn là gì?
+ Mực : có màu đen tượng trưng cho những gì không tốt đẹp, những cái xấu xa .
+ Đèn : là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho cái tốt đẹp sáng sủa.
- Nghĩa bóng : Gần người tốt thì sẽ tốt, gần người xấu thì sẽ xấu.
- Ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ : Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu ; nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được những điều hay, điều tốt .
* Phân tích các mặt đúng , mặt lợi của câu tục ngữ
- Dựa vào thực tế cuộc sống con người, ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người ( Đưa ra các dẫn chứng thực tế mà em biết )
Dẫn chứng :
. Ảnh hưởng những người chung quanh : Lưu Bình nhờ sống gần người bạn tốt là Dương Lễ nên đã trở thành người hữu ích cho xã hội.
.Trong kho tàng văn học dân gian , nhân dân ta còn có những câu tục ngữ , ca dao mang ý nghĩa tương tự.
* Mở rộng câu tục ngữ :
- Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan
- Nhưng cũng có vài trường hợp đặc biệt, có thể gần mực mà không đen, gần đèn mà không sáng
Dẫn Chứng :
+ Đối với trường hợp gần mực mà không đen : hình ảnh của Nguyễn Văn Trỗi trong thời Mỹ - Ngụy đang chiếm đóng miền Nam nước ta, anh là bông sen tỏa ngát hương thơm từ chốn bùn đen hôi tanh.
+ Có những trường hợp gần đèn mà không sáng.
+ Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi .
* Câu tục ngữ này khuyên chúng ta điều gì ?
- Câu tục ngữ này khuyên chúng nên gần gũi những nơi tốt , người tốt để trở thành con người hữu ích cho xã hội đổng thời nó cũng khuyên chúng ta không nên gần gũi những nơi xấu xa, gần những bạn xấu vì dễ ảnh hưởng xấu.
* Lời khuyên này đã mang lại một tác dụng , một kết quả thật tốt đẹp :
+ Nếu nhà trường làm công tác giáo dục tốt thì sẽ có nhiều học sinh giỏi, đạo đức tốt.
+ Ở gia đình cũng vậy, nếu cha mẹ là những tấm gương sáng, anh chị em hòa thuận thì sẽ có những đứa con ngoan, gần gũi hơn.
+ Trong quan hệ bạn bè : nếu ta chơi với bạn tốt thì ta sẽ học được những điều tốt nơi người bạn ấy .Đồng thời nếu ta gần mực thì ta dễ bị đen, bởi môi trương ấy dễ có tác dụng rất xấu.
+ Trong gia đình : nếu cha mẹ không quan tâm con cái thì gia đình ấy sẽ có những đứa con hư.
+ Trong xã hội tư bản , dưới chế độ phong kiến thực dân đô hộ , môi trường XH rất xấu xa phức tạp nên sản sinh ra nhiều tệ nạn trong XH
c. Kết bài
- Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn đã nêu.Nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế đã chứng minh
- Rút ra bài học cho bản thân
Dàn ý: Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng.
Mở bài:
Nêu lên vấn đề cần nghị luận.
Thân bài:
Giải thích câu tục ngữ.
- Nghĩa bóng: "mực" và thế nào là "đèn" nhé! Mực là thứ màu đen, khi chạm vào sẽ bị dính bẩn khó để tẩy rửa còn đèn là một vậy tỏa sáng, giúp soi sáng đường đi và là một công cụ hữu ích cho đời sống.
- Nghĩa đen: Mực ở đây là từ dùng để chỉ những điều xấu xa và tiêu cực, những việc làm sai trái sai với pháp luật. Còn đèn là chỉ những diều tốt đẹp nhất, trong sáng và tốt lành nhất.
Tại sao lại nói Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng?
- Môi trường là một trong số có tầm quan trọng để hình thành lên đức tính, nhân cách của con người.
- Nếu chúng ta chơi với người xấu sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân chúng ta. Gây ra những hậu quả và nhất là nhiễm những thói hư tật xấu mà bản thân mình không nên làm.
- Còn ngược lại nếu chúng ta chơi với những người tốt thì sẽ giúp chúng ta tốt hơn, và chúng ta có thể vui chơi học hỏi những việc làm đúng đắn ấy từ đó phát triển độ văn hóa của bản thân mình.
Hậu quả của gần mực và gần đèn?
- Bản thân mình sẽ đi trên con đường sa trái "Tệ nạn xã hội".
- Nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân.
Kết bài:
- Cảm nhận của em về câu tục ngữ.
- Liên hệ bản thân.
Bài làm:
Một người sinh ra nếu như không được dãy dỗ một cách đúng đắn thì có khó để có thể trở thành một con người có ích trong xã hội. Môi trường là một trong số có tầm quan trọng để hình thành lên đức tính, nhân cách... Vậy nên đã từ xa xưa ông cha ta có câu "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng".
Chúng ta cùng tìm hiểu tìm hiểu thế thế nào là "mực" và thế nào là "đèn" nhé! Mực là thứ màu đen, khi chạm vào sẽ bị dính bẩn khó để tẩy rửa còn đèn là một vậy tỏa sáng, giúp soi sáng đường đi và là một công cụ hữu ích cho đời sống. Nếu như chúng ta nghĩ xa hơn sâu hơn thì mực ở đây là từ dùng để chỉ những điều xấu xa và tiêu cực, những việc làm sai trái sai với pháp luật. Còn đèn là chỉ những diều tốt đẹp nhất, trong sáng và tốt lành nhất. Vậy nên cha ông ta đã có ý khuyên bảo rằng nếu chúng ta chơi với người xấu sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân chúng ta, gây ra những hậu quả và nhất là nhiễm những thói hư tật xấu mà bản thân mình không nên làm. Còn ngược lại nếu chúng ta chơi với những người tốt thì sẽ giúp chúng ta tốt hơn, và chúng ta có thể vui chơi học hỏi những việc làm đúng đắn ấy từ đó phát triển độ văn hóa của bản thân mình.
Như chúng ta biết ở mục đầu tôi cũng đã nói rằng môi trường học tập và môi trường sống của chúng ta là cơ sở để hình thàn nên thành nhân cách của mỗi người. Nó có sức ảnh cực kì hưởng lớn đối với chính con người của họ. Họ tốt hay xấu là phải tùy thuộc vào môi trường đó. Có được giáo dục, vui chơi lành mạnh, hay là nơi chơi bời bỏ bê việc học... Đặc biệt là đối với các em học sinh thì tâm hồn học sinh nó như tờ giấy trắng nếu học sinh đó được sống trong một môi trường có giáo dục đầy đủ, có môi trường để rèn luyện,.. Và sống trên đời thì sẽ có thử thách những chúng ta chưa có vững kiến thức để phân biệt được đâu đúng đâu sai thì rất đễ bị bọn người xấu lợi dụng và gây ra hậu quả khôn lường về sau. Thậm chí chính bản thân mình sẽ đi trên con đường sa trái "Tệ nạn xã hội". Nhiều người biết đó là việc làm sai trái vậy tại sao họ vẫn cứ làm? Là vì họ nhìn về một phía cạnh nào đó thấy bạn thân mình chỉ làm sai một ít nên không đáng lo ngại vì ngoài kia có nhiều người làm sai nhiều hơn… Vậy thử hỏi cái xã hộ này ai cũng làm sai thì có còn trật tự nữa hay không? Và đã bao giờ tự cảm nhận thái độ và suy nghĩ của những người bị hại hay chưa? Làm sai thì phải biết đường sửa thế mới là một con người tốt.
Qua đó chúng ta đã khẳng định được rằng môi trường sống góp phần rất quàn trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Và từ đó chúng ta phải biết chọn nơi mà chơi, phù hợp với bản thân mình. Và việc học tập cũng vậy hãy nên học những điều tốt đẹp của người ta và chừa những điều xấu lại. Và hãy sửa cho người đó để môi trường ở đó luôn tốt đẹp.
Từ câu tục ngữ “Gần mựu thì đen gần đèn thì sáng” đã giúp chúng ta hiểu thêm được nhiều điều trong cuộc sống. Phải biết học hỏi bạn bè một cách chọn lọc. Tránh xa những cái xấu và luyên rèn luyện cho bản thân những đức tính tốt.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247