I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Huy Cận
+ Là nhà thơ hàng đầu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
+ Phong cách sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám, ông viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ. Tất cả đều gợi nỗi buồn của một con người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng cô đơn bất lực. Sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông trở nên sôi động, huyên náo hơn.
- Giới thiệu tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá“
+ Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá“ viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập “Trời mỗi ngày mỗi sáng”.
- Giới thiệu khái quát về khổ thơ.
B. Thân bài
- Trong không gian trời nước mênh mông, đoàn thuyền đi đến nơi dặm xa, người ngư dân bắt tay vào những công việc của mình. Khổ thơ là cảm xúc của Huy Cận về cảnh đánh bắt cá trên biển trong một đêm trăng thú vị:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng"
+ Đoàn thuyền lại ra khơi đi trên biển trong sự nâng đỡ của biển cả bao la, của thiên nhiên vũ trụ. Trong cảm hứng lãng mạng và trí tưởng tượng bay bổng, Huy Cận đã có một sự liên tưởng táo bạo trong các hình ảnh ẩn dụ "lái gió với buồm trăng".
+ Gió làm bánh lái, còn ánh trăng trên bầu trời là cánh buồm để con thuyền vượt sóng. Thiên nhiên đã hòa vào công việc lao động của con người. Có gió, có buồm trăng, con thuyền "lướt giữa mây cao với biển bằng".
+ Nghệ thuật đối "lái gió – buồm trăng", "mây cao- biển bằng" gợi ra trước mắt người đọc một không gian ba chiều khoáng đạt, bao la, kì vĩ: trên cao là bầu trời, dưới cùng là biển mênh mông, con thuyền lướt giữa hai khoảng không gian khoáng đạt ấy.
+ Từ "lướt" đặt ở đầu câu diễn tả ấn tượng hình ảnh một con thuyền thơ như bay lên chạm tới trăng sao.
- Cảnh đánh bắt cá trên biển được nhà thơ diễn tả sinh động qua hai câu thơ:
"Ra đậu dặm xa dò vùng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
+ Cụm từ "dặm xa" cho thấy những ngư dân muốn đánh bắt cá thì phải trải qua hành trình đi xa bờ. Họ còn chủ động tìm đến vùng biển có nhiều cá (bụng biển) thì phải giăng lưới.
+ Sau khi tìm được đúng bụng biển, đúng bãi cá thì ngay lập tức, những chiếc thuyền được dàn ra, giăng lưới bủa vây.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
II, Bài văn tham khảo
Huy Cận là nhà thơ hàng đầu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" viết năm 1958, trong thời gian ông đi thực tế ở Hòn Gai - Quảng Ninh, được in trong tập "Trời mỗi ngày mỗi sáng". Bài thơ đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện vẻ đẹp của con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ "Thuyền ta lái gió...vây giăng".
Bài thơ ra đời trong thời điểm miền Bắc nước ta đang trong giai đoạn đầu dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt toàn bài thơ là âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan thể hiện rõ dấu ấn của sự chuyển mình trong cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. Cũng vẫn là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ, nếu như trước cách mạng, thiên nhiên vũ trụ đi vào thơ ông thường gợi cảm giác về sự rợn ngợp trước cái mênh mông, vô cùng vô tận khiến con người trở nên nhỏ bé, cô độc thì ở bài này, thiên nhiên vũ trụ trở nên tươi sáng, khoáng đạt gần gũi với con người, mạnh mẽ và đầy tự tin trong tư thế của một vị chủ nhân của biển cả.
Trong không gian trời nước mênh mông, đoàn thuyền đi đến nơi dặm xa, người ngư dân bắt tay vào những công việc của mình. Khổ thơ là cảm xúc của Huy Cận về cảnh đánh bắt cá trên biển trong một đêm trăng thú vị:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng"
Đoàn thuyền lại ra khơi đi trên biển trong sự nâng đỡ của biển cả bao la, của thiên nhiên vũ trụ. Trong cảm hứng lãng mạn và trí tưởng tượng bay bổng, Huy Cận đã có một sự liên tưởng táo bạo trong các hình ảnh ẩn dụ "lái gió với buồm trăng". Gió làm bánh lái, còn ánh trăng trên bầu trời là cánh buồm để con thuyền vượt sóng. Thiên nhiên đã hòa vào công việc lao động của con người. Có gió, có buồm trăng, con thuyền "lướt giữa mây cao với biển bằng". Nghệ thuật đối "lái gió – buồm trăng", "mây cao- biển bằng" gợi ra trước mắt người đọc một không gian ba chiều khoáng đạt, bao la, kì vĩ: trên cao là bầu trời, dưới cùng là biển mênh mông, con thuyền lướt giữa hai khoảng không gian khoáng đạt ấy Từ "lướt" đặt ở đầu câu diễn tả ấn tượng hình ảnh một con thuyền thơ như bay lên chạm tới trăng sao. Chất lãng mạng bao chùm cả hình ảnh thơ khiến công việc đánh cá nặng nhọc trở thành một công việc đầy thú vị, đầy niềm vui. Hình ảnh con người cũng theo đó mà lớn lên, sánh ngang tầm vũ trụ, mang trong mình tư thế của người làm chủ thiên nhiên đất nước. Thiên nhiên càng kì vĩ bao nhiêu thì càng tôn vẻ đẹp của con người lên bấy nhiêu.
Cảnh đánh bắt cá trên biển được nhà thơ diễn tả sinh động qua hai câu thơ:
"Ra đậu dặm xa dò vùng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
Cụm từ "dặm xa" cho thấy những ngư dân muốn đánh bắt cá thì phải trải qua hành trình đi xa bờ. Họ còn chủ động tìm đến vùng biển có nhiều cá (bụng biển) thì phải giăng lưới. Sau khi tìm được đúng bụng biển, đúng bãi cá thì ngay lập tức, những chiếc thuyền được dàn ra, giăng lưới bủa vây. Hai câu thơ khiến người đọc cảm nhận được những ngư dân quả là những con người dày dặn kinh nghiệm, chủ động khai thác tài nguyên biển và Huy Cận là nhà thơ có vốn sống phong phú, ông hiểu biết khá tường tận công việc đánh cá của những người dân chài. Nhà thơ còn ví công việc đánh cá của người dân chài giống như công việc của người chiến sĩ chuẩn bị cho một trận đánh. Họ bước vào một buổi lao động bình thường mà như bước vào một trận chiến đấu có mặt trận là biển khơi, vũ khí là những tấm lưới vây, con thuyền là phương tiện.
Trong văn học Việt Nam trước cách mạng , thiên nhiên vốn là lực lượng chi phối đến đời sống con người. Nhưng trong thơ Huy Cận, con người thực sự làm chủ thiên nhiên, biển gió làm bánh lái, biển trắng làm buồm, chủ động khai thác tiềm năng biển cả. Họ thực sự là những con người dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo "bắt sông phải uống khúc, bắt núi phải cúi đầu". Đó là vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động.
Thật vậy, "Đoàn thuyền đánh cá" chính là khúc ca tráng về lao động và thiên nhiên đất nước. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Huy Cận sau cách mạng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Người lao động là những người đóng góp một phần công sức lớn trong việc xây dựng xã hội và đời sống.Lòng tôi bấy lâu nay thấm thía một nỗi biết ơn sâu sắc đối với những người lao động ấy,với công lao bao la,rộng lớn.Đã biết bao nhiêu thời đại,xã hội được phát triển,một phần là nhờ họ.Và vẻ đẹp thuần khiết sâu trong tâm hồn họ cũng quan trọng như công lao mà họ đã bỏ ra vậy.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
...........đau thế trận lưới vây giăng
Câu thơ da diết ấy như muốn nói lên tất cả,tất cả những phẩm chất tốt đẹp tồn tại trong con người họ.Những ngư dân ngày đêm miệt mài đánh cá,ngắm cảnh con thuyền nhỏ trôi bồng bềnh giữa dòng nước và mây cao,......Ôi,những hình ảnh ấy mới thân thương làm sao!Qua những câu thơ ấy,tôi mới thấy,người lao động thực sự có một nét đẹp riêng thật là đặc biệt.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247