Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 giàn ý đề : dân gian có câu lời nói...

giàn ý đề : dân gian có câu lời nói gói vàng , lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau em cho bt dân gian đa hỉu như nào về giá trị , ý ng

Câu hỏi :

giàn ý đề : dân gian có câu lời nói gói vàng , lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau em cho bt dân gian đa hỉu như nào về giá trị , ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống chép mạng , linh tinh là có quà hay thì đc 5 sao và hay nhất

Lời giải 1 :

Em tham khảo dàn ý dưới đây nhé:

  1. Mở bài

- Có thể mở bài bằng cách nêu ra tầm quan trọng của lời nói trong cuộc sống. Đó là một phương tiện giao tiếp không thể thiếu của con người.

- Từ xa xưa, nhân dân ta đã đúc kết nên những kinh nghiệm quý giá: “Lời nói gói vàng”, “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

2. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa của hai câu

- “Lời nói gói vàng”: hình ảnh so sánh để đề cao giá trị của lời nói. Cũng có câu: “Lời nói đọi máu” à Lời nói là một thứ của cải hết sức quý giá.

- “Lời nói chẳng mất tiền mua”: khẳng định giá trị tự nhiên, vốn có của lời nói. Nhưng không vì thế mà sử dụng một cách tùy tiện. Bởi thế dân gian mới khuyên nhủ: “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” à Hai câu không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau nhằm giúp ta hiểu được tầm quan trọng của lời nói và việc lựa chọn, sử dụng lời nói trong cuộc sống, việc gìn giữ lời ăn tiếng nói.

* Vậy lời nói có giá trị và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống?

- Là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin giữa con người với con người, làm cho mối quan hệ giữa con người ngày một tốt đẹp hơn.

- Thể hiện trình độ văn minh của mỗi dân tộc và trình độ văn hóa, giao tiếp ứng xử và nhân cách của mỗi người.

- Từ xa xưa, người Việt Nam ta rất coi trọng giá trị của lời nói:

+ Lời nói đọi máu.

+ Lời chào cao hơn mâm cỗ.

+ Học ăn, học nói, học gói, học mở.

+ Đất xấu trồng cây khẳng khiu – Những người thô tục nói điều phàm phu…

* Vậy cần làm gì để thực hiện lời khuyên nhủ ấy?

- Trong giao tiếp, cần phải biết “lựa lời mà nói”, nghĩa là phải biết cách nói sao cho tế nhị, phù hợp, chính xác với từng đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để “cho vừa lòng nhau”, làm cho người nghe dễ tiếp nhận mà vẫn hiểu được điều mình muốn nói.

- “Lựa lời mà nói” không có nghĩa là nói thế nào cũng được miền làm đẹp lòng người khác. Ý thức lựa chọn ngôn ngữ, cách nói năng phải xuất phát từ thiện chí và lòng chân thành.

- Cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của lời nói trong cuộc sống.

- Liên hệ với bản thân.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Mở bài:

  • - Ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại.  
  • - Để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân, người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng”

2. Thân bài:

  • - Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc
  • - Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy
  • - Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn
  • - Vậy thì nói thế nào cho hay cho đúng
  • - Có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn.

3. Kết bài:

  • - Giá trị của câu nói luôn luôn tồn tại với thời gian.
  • - Rút ra bài học để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247