Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II -...

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Đọc bài văn sau: TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH Một buổi chiều trong công

Câu hỏi :

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Đọc bài văn sau: TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi. Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thọat nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim. Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Ông cụ mỉm cười rồi nói: - Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi gặp được thì họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để dắp vào chỗ trống ấy. Ông lão nói tiếp: - Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Đám đông im lặng, còn chàng thanh trai không giấu được nỗi xúc động của mình. Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh trái tim ông lão vẽ? a) Vì trái tim ông lão vẽ rất đẹp. b) Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm. c) Vì trái tim ông lão vẽ khiến nhiều người xúc động. 2. Những mảnh chắp vá trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì? a) Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người. b) Đó là những nổi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống. b) Đó là những đường nét sáng tạo của ông lão trên bức tranh. 3. Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì? a) Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống. b) Đó là những khó khăn, chông gai mà ông lão đã phải trải qua. c) Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được trả lại. 4. Đặt mình vào vai chàng trai, sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế nào và sẽ làm gì? 5. Gạch dưới từ không cùng loại trong mỗi nhóm từ sau: a) Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “thuộc về nhà nước, chung cho mọi người”: công dân, công cộng, công chúng, công viên, tiếng công, công sở. b) Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “không thiên vị”: công bằng, công tâm, công lí, công minh, công an. c) Nhóm từ có tiếng công có nghĩa là “đánh”: công đồn, công đức, công phá, công phạt, tiến công. 6. Nối từng vế câu ở cột A với vế câu thích hợp ở cột B để tạo thành câu ghép: A B 1. Mặt trời chiếu những tia nắng rực rỡ, a. lông mượt, màu vàng nghệ. 2. Hồ Đà Lạt như một tấm gương phẳng lặng b. cả cánh đồng lúa càng vàng rực lên. 3. Tôi đang mơ màng tưởng tượng c. thì tiếng chim hoàng anh chợt vang lên 4. Mình hoàng anh thon thon, d. mặt nước trong phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh 7. Chuyển câu có từ ngữ bị lặp sau đây thành các câu liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ. Bác Vinh, bác Bình, bác Chính đều là những người họ hàng của Bắc. Bác Vinh, Bác Bình, Bác Chính đều rất yêu quý Bắc. Bắc thường sang nhà bác Vinh, bác Chính, bác Bình chơi. Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? "Có một người đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản." A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Từ nối Câu 9: Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? A. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. B. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. C. Những tia nắng mặt trời nhảy nhót trên cành cây, ngọn cỏ ................................................................................................................................ Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Lời giải 1 :

1. A
2. A

3. C

4. Đặt mình vào chàng trai, sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy rất xúc động và ngưỡng mộ về cách suy nghĩ hướng ngoại của ông ấy. Em cảm thấy bản thân mình nên suy nghĩ thoáng hơn, cho đi nhưng không cần nhận lại, chỉ cần biết mình đã giúp họ là đã cảm thấy vui rồi.

5 a) công viên

b) công an

c) công đức

Câu 9 : a c là câu đơn, b là câu ghép

Câu 10 : Vì xe bị hỏng nên mình đi học muộn

Thảo luận

-- câu 678 đau bn
-- vote sao đâu bạn:(
-- 678 mình 0 hiểu nó ghi gì
-- nó xuống dòng tùm lum
-- ở trên đó hông có câu 6
-- bạn ơi like chéo khum

Lời giải 2 :

Đáp án:

Bài 1:

B: Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm.

Bài 2:

A: Đó là tình yêu của ông lão trao cho và nhận từ mọi người.

Bài 3:
C: Đó phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được trả lại.

Bài 4:

Em cảm thấy ông ấy là người rất tốt bụng, những đau đớn trong người ông là ông đã chia sẻ trái tim của mình cho người khác, em rất ngượng mộ ông. em sẽ lấy bức tranh ông vẽ sẽ làm đôi rồi dán vào trái tim của ông, tuy ko thể chia sẻ con tim cho ông nhưng em chắc chắn ông ấy sẽ rất hạnh phúc.

Bài 5:

a] công viên

công viên: nơi công cộng giải trí cho mọi người, các từ còn lại thuộc về nhà nước.

b] công an: nghề nguyệp, chuyên giữ gìn trật tự, an ninh chung, các từ còn lại là về ko thiên vị [ thiên vị về một người]

c] công đức: công đức bản thân tạo cho người khác, người nhận được điều tốt lành, còn các từ khác đều về đánh.

Bài 6:

[làm trong ảnh.]

Bài 7:

Bác Vinh, bác Đình, bác Chính đều là những họ hàng của bác Bắc. 3 bác đều rất yêu quá bác Bắc.

Từ thay là: 3 bác.

Bài 8: 

A: Lặp từ ngữ.

Bài 9:

A: Mấy con chim chào mào / từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

           CN                                                 VN                                  

= Câu đơn 

B: Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nữa.

    CN            VN                          CN                          VN

= Câu ghép

C Những tia nắng mặt trời / nhảy nhót trên cành cây, ngọn cỏ.

           CN                                   VN 

= Câu đơn 

Bài 10: 

Vì bị ốm nên em ko đi học.

Chúc bạn học tốt !

#nguyenlucy2659.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247