I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình, thầy trò,… thì tình bạn là một tình cảm đẹp và cần thiết với mỗi chúng ta. Từ xa xưa thì ông bà ta đã có những câu nói rất hay về tình bạn như: “Bạn có nhớ về ta chăng? Ta về nhớ bạn như trăng với trời”. Bên cạnh đó còn có câu như: “Trăng lên khỏi núi mặc trăng, tình ta với bạn khăng khăng một niềm”. những câu thơ hay nói lên một tình bạn đẹp, một tình bạn chung thủy, vậy chúng ta có thể nào định nghĩa về tình bạn. Chắc hẳn rất khó để định nghĩa về tình cảm này. Nhà văn Nicole Osteropski đã có một định nghĩa về tình bạn rất hay “tình bạn trước hết phải phê bình về sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn, đồng chí sữa chửa sai lầm”. Vậy tình bạn là gì, ta cùng đi tìm hiểu.
II. Thân bài
1. Khẳng định tình bạn trước hết cần phải có sự chân thành
- Mình chân thành với bạn thì bạn mới tin mình
- Khi bạn có lòng tin với mình thì bạn mới bộc lộ những băn khoăn thắc mắc và chia sẻ với mình.
- Sự chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và bền lâu
2. Thể hiện sự chân thành trong tình bạn
- Phải tin bạn, không lừa dối, không vụ lợi
- Thông cảm, chia sẻ khó khăn với bạn
- Đồng cảm với bạn bất cứ chuyện vui buồn, khó khăn
- Rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của bạn
- Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẻ khỏi tập thể.
3. Phê bình những sai lầm của bạn
- Phê bình sai lầm giúp bạn sữa sai, tình bạn ngày tốt hơn
- Nể nang, che giấu điều xấu của bạn sẽ làm bạn chậm tiến và tình bạn chậm phát triển
- Nêu dẫn chứng về tình bạn tốt, giúp nhau vượt qua khó khăn
4. Cách phê bình như thế nào mới là đúng
- Phê bình phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn
- Nhưng phải nguyên tắc, không bỏ qua những sai lầm nghiêm trọng của bạn
- Biện pháp giúp đỡ phải khôn khéo, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh
- Bao dung, vui mừng với sự tiến bộ của bạn
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa về tình bạn
BÀI LÀM
Người ta thường nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng có thể nói ông là nhà thơ của tình bạn. Ông đã viết nhiều bài thơ về bạn: bạn cùng quê, bạn đồng học. Trong đó bài thơ” Bạn đến chơi nhà” được coi là một bài thơ độc đáo về tình bạn đẹp thắm thiết, chân tình trong một hoàn cảnh “đặc biệt”.
Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm của mình với bạn thật giản dị, thân mật: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”. “Đã bấy lâu” là một khoảng thời gian dài. “Bác” là cách gọi thay con vừa dân dã, vừa trân trọng. Câu thơ nghe như một lời chào, một tiếng reo vui. Cách vào đề thật tự nhiên. Nhưng thời điểm bác đến chơi, cũng là lúc gia cảnh gặp” khó khăn”
“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu, nước cả khôn chài cá
Vườn rộng, rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
Bác đến chơi thật là một niềm vui lớn, vậy mà không có trẻ nhỏ ở nhà để mà sai bảo chợ búa, cơm nước. Chỉ còn cây nhà lá vườn. Nhưng chúng ta hãy cùng “ngắm” khu vườn của nhà thơ. Đoạn thơ có 5 câu thì có 4 câu liệt kê các loại thực phẩm, rau quả có thể tạo nên một mâm cơm ngon mời bạn. Nhưng thật oái oăm, thực phẩm tươi ngon như cá, thịt thì không lấy được, thức ăn bình thường lại chưa dùng được.
Tưởng có tất cả mà lại chẳng có gì. Nhà thơ đã cường điệu hoá cái sự khó khăn, thiếu thốn của mình để đùa vui với bạn. Ta hiểu rằng giữa nhà thơ và bạn đã có mối quan hệ thâm giao, rất hiểu nhau rồi. Nhưng “Đầu trò tiếp khách, trầu không có” thì người đọc sẽ ngạc nhiên lắm. Bởi cha ông ta có câu”miếng trầu là đầu câu chuyện” vậy mà bây giờ cái tối thiểu là miếng trầu cũng không có thì còn đâu là sự hiếu khách nữa. Nhưng chúng ta chớ vội hiểu lầm, bởi tất cả sự thâm thuý của Nguyễn Khuyến đã dồn cả vào câu cuối “bác đến chơi đây ta với ta”.
Tất cả đều không có gì chỉ còn có chủ và khách. Rõ ràng nhà thơ đã cường điệu tất cả cái sự không có ấy đến cực đại, để nổi bật lên cái sẵn có giành cho bạn: đó là tình cảm, đó là tấm lòng. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “ta” được lặp lại 2 lần. Không phải cái “ta” buồn, cô độc trên đỉnh Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan mà là ta và bạn, hai người như một, gắn bó thân thiết
Nguyễn Khuyến đã tiếp bạn không phải bằng mâm cao, cỗ đầy mà tiếp bạn bằng một tấm chân tình và thái độ đùa vui hóm hỉnh. Tình bạn đó đáng quý biết bao bởi nó vượt lên trên những lễ nghi, vật chất thông thường.
Bài thơ độc đáo trong cách dùng từ, diễn đạt, lời thơ tự nhiên như xuất khẩu thành chương, cách nói quá đạt đến độ nhuần nhuyễn đã góp phần thể hiện một tình bạn thật sâu sắc, thắm thiết. Qua bài thơ tác giả muốn đề cao giá trị tinh thần của tình bạn, tình người. Bởi vậy mà đã qua bao tháng năm, bài thơ vẫn như hạt ngọc nhỏ xinh toả sáng trong nền thơ ca dân tộc.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của những bài thơ nổi tiếng như: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động và bài “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy. Câu mở đầu của bài thơ tưởng chừng tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn người bạn tri kỉ sau bao năm xa cách.
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.
“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,nhưng lại vẫn chưa thể ăn được, có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định :
“ Bác đến chơi đây, ta với ta”
Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.
Dàn
I. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ Bạn đến chơi nhà
chủ đề
tác giả
I. Thân bài : cảm nghĩ của em về bài thơ bạn đến chơi nhà
1. Câu thơ đầu : giới thiệu tình huống bạn đến chơi nhà của tác giả :
2. Sáu câu thơ tiếp theo : hoàn cảnh éo le của tác giả khi bạn đến chơi nhà
3. Câu cuối : thể hiện suy nghĩ của tác giả về tình bạn
III. Kết bài : nêu ý kiến của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà
Liên hệ bản thân
cảm nghĩ của em về tác giả
nhớ đánh giá 5 sao và yêu thik cho mik nha
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247