Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Bài 1: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp...

Bài 1: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hoá theo từng cách khác nhau: a, Dùng từ xưng hô của người để gọi sự vật b, Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người đ

Câu hỏi :

Bài 1: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hoá theo từng cách khác nhau: a, Dùng từ xưng hô của người để gọi sự vật b, Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người để tả sự vật c, Dùng các câu hội thoại để diễn tả sự trao đổi của sự vật. Bài 2: Chỉ rõ từng điệp ngữ(từ lặp lại) trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó( nhằm nhấn mạnh ý gì hoặc gợi tả cảm xúc gì cho người đọc?) Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh 1 cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gios xuân hây hẩy nồng nàn những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Lời giải 1 :

Bài 1 : 

a, Dùng từ xưng hô của người để gọi sự vật

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây như :cây phượng, cây cúc, cây bằng lăng.. Nhưng em đặc biệt thich cây bàng. Cây bàng đã đứng ở nới góc sân trường hơn 20 nên rất to. Nhìn từ xa, trông cây như một chiếc dù khổng lồ màu xanh che nắng cho bọn em, tỏa mát dưới sân trường. Thân cây xù xì, sần sùi, màu nâu sẫm, vô cùng to, e ôm ko hết. Dưới gốc cây là bộ rễ nổi lên như những con rắn.  Lá bàng to bằng bàn tay em, có lá màu xanh mơn mởn nhưng chỉ vài tháng nx thôi những chiếc lá lại thay màu áo mới, rồi mùa đông lại sang, cây lại trở nên trơ trụi. Cứ thế, tháng này qua tháng khác, bác bàng tuy thay chiếc áo mới nhưng vẫn đứng uy nghiêm sừng sững nơi sân trường như ng lính gác. Cây bàng là nhân chứng chứng kiến những kỉ niệm vui buồn của chúng em, đồng hành cùng em trong suốt 5 năm học. Vì thế cây bn như ng bạn thân thiết của e vậy, lúc vui hay lúc buồn vì điểm kém vẫn chỉ có cây bàng là luôn dõi theo e, tỏa bóng mát cho e vào những ngày hè nắng nóng. Dù đã xa trường 2 năm nhưng e vẫn rất nhớ và yêu cây bàng trg e, e còn nhặt 1 chiếc lá bàng ép vào vở cho khô để làm kỉ niệm.  Em yêu cây bàng lắm!

b, Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của người để tả sự vật

Biển Cô Tô rất đẹp nhưng đẹp nhất có lẽ là vào lúc bình minh . Ông mặt trời đạp xe lên núi, thả những tia nắng hồng tươi, rực rỡ, căng tràn sức sống xuống mặt biển làm cả không gian bừng sáng.  Những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót trên mặt biển rồi mải miết đuổi theo những con sóng bạc đầu đang xô vào bờ cát. Mặt biểnlấp lánh như có hàng ngàn viên kim cương được cất giấu dưới làn nước xanh biếc. Xa xa, em thấy từng đoàn thuyền đánh cá đang lướt sóng hối hả trở về đất liền để kịp phiên chợ sáng. Mặc dù mới sáng sớm nhưng bãi biển đã rộn rã tiếng nói, tiếng cười. cảnh biển lúc bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp!

c, Dùng các câu hội thoại để diễn tả sự trao đổi của sự vật.

     Ngày xửa ngày xưa, có một chú chim  vành khuyên vô cùng lễ phép. Hễ gặp ai là chú chào.  Một hôm, trên đường, chú gặp bác Chào mào, chú cất tiếng chào : ''Chào Bác''. Bác Chào mào vui vẻ đáp lại :''Vành khuyên à, cháu thật lễ phép''.  Nói xong, bác Chào mào tặng cho vành khuyên một món quà nhỏ. Vành khuyên vui lắm, chú nhận ra rằng nếu lễ phép và cư xử đúng thì sẽ được yêu quý và đc quà. ...

Bài 2 :

_ Điệp ngữ : Thoắt cái.

_ Tác dụng :

+ Phép điệp ngữ giúp câu văn diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm, thêm sinh động, hấp dẫn, lôi cuỗn người đọc, tạo nhịp điệu cho câu văn. 

+ Nhân mạnh sự thay đổi của bốn mùa. Sự thay đổi đó vô cùng nhanh, ''thoắt cái'' là đến mùa đông, thoắt cái là đến mùa hè,  4 mùa đến một cách chớp nhoáng.... Phép điệp ngữ còn gợi, làm cho  cho người đọc  cảm thấy   bất ngờ, đột ngột nhưng vẫn theo đc nhịp điệu của câu văn,  có thể cảm nhận đc vẻ đẹp của 4 mùa thông qua câu văn.

+ Thể hiện tài năng quan sát của tác giả, cách dùng từ vô cùng tinh tế...

Thảo luận

-- nếu giúp ích thì cho mik 1 tim nhé :3
-- rùi đó

Lời giải 2 :

@Gaumatyuki#

Bài 1:

a/ Vào một ngày đẹp trời, bước ra khỏi nhà cùng mẹ để thăm đồng lúa với những làn gió mát rượi. Dạo bước quanh, bỗng nhận ra vẻ đẹp tuyệt diệu của cánh đồng lúa nơi đây. Nó như một thảm nhung màu vàng óng ánh, mượt mà và lại thướt tha làm sao. Cánh đồng hiện lên với ánh mặt trời chiếu rọi sáng khắp nơi. Càng tô lên thêm vẻ đẹp rạng ngời, màu vàng tươi đẹp của cánh đồng. Từng chị lúa chín rộ và những bông lúa cũng chắc nịch, cong ngoằn xuống, nặng trĩu những hạt gạo đã đến mùa thu hoạch. 

b/ Trong một đồng lúa vàng tươi phảng phất đâu đó những mùi thơm ngây ngất. Đó là mùi hương của đồng nội, cỏ hoa và mùi của lúa chín. Trời đã sáng, ánh mặt trời đã bắt đầu hiện ra nhưng vẫn còn tồn tại những giọt sương lóng lánh như kim cương trên đầu ngọn lúa. Từ đó, những giọt sương bắt đầu tung tăng, nhảy nhót trên những bông lúa, những chiếc lá rồi bắt đầu tan dần trong hơi ấm của ánh nắng mặt trời.

c/ - Sáng sớm, những chú chim đã bắt đầu đi tìm mồi. Gặp ong và nói '' Chào cậu, buổi sáng tốt lành ''. Ong thân thiện trả lời '' Cảm ơn cậu, chúc cậu buổi sáng tốt lành ''. Từng đàn ong bắt đầu rong ruổi để tìm mật còn đàn chim thì bay lượn khắp nơi tìm mồi.

Bài 2:

( 1 ) Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu

( 2 ) Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

( 3 ) Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

_ Điệp ngữ: thoắt cái _ nhấn mạnh về sự vội vả qua đi của từng mùa trong năm

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247