Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Bài tập 1: Nêu nội dung, ý nghĩa của những...

Bài tập 1: Nêu nội dung, ý nghĩa của những câu tục ngữ sau: 1. Đói cho sạch, rách cho thơm. 2. Không thầy đố mày làm nên. 3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 4. Một câ

Câu hỏi :

Bài tập 1: Nêu nội dung, ý nghĩa của những câu tục ngữ sau: 1. Đói cho sạch, rách cho thơm. 2. Không thầy đố mày làm nên. 3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 4. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Bài tập 2. Cho đoạn văn: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” (SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Qua việc đọc, hiểu văn bản của đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì về nội dung, nghệ thuật của văn bản đó? Câu 3: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào? Câu 4: Qua việc đọc, hiểu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và sự hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy viết bài văn chứng minh khoảng ¾ trang giấy làm rõ câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.”(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2) Câu 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính? Câu 3. Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh nào thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? Câu 4. Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết đoạn văn từ 8-10 câu chứng minh luận điểm: “Bác Hồ sống thật giản dị”. Bài tập 4: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những trường hợp sau đây: a. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. (Bà Huyện Thanh Quan) b. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao) c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do. (Hồ Chí Minh) d. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Hồ Chí Minh) Bài tập 5: Em hãy chỉ ra câu đặc biệt có trong những đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng. a. Đám người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay (Nam Cao) b. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây...Bốn giây...Năm giây...Lâu quá! (Vũ Tú Nam) c. Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng (Chế Lan Viên) Bài tập 6: Hãy đặt 6 câu văn có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiên, cách thức.

Lời giải 1 :

mình làm đc có nhiêu đây thôi ạ

dài quá nhìn hơi dối bn thông cảm mk lm đc có 3 bài này thôi

Đói cho sạch, rách cho thơm”

+Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.

Không thầy đố mày làm nên”

+“Mày” là mọi người, là chúng ta. Dùng chữ “mày” không phải khinh thường mà chỉ để liền vần với chữ “thầy” cho để nhớ. Thầy là người dạy ta về văn hóa, khoa học, nghề nghiệp… “Làm nên” nghĩa là trở nên giỏi giang, có ích cho gia đình và xã hội. Học chữ, học nghề phải có thầy. Ta còn phải học trong thực tế, trốn trường đời. Ta sẽ gặp nhiều người thầy dạy ta đủ điều khôn, điều hay, lẽ phải. Câu tục ngữ nhắc ta phải biết tìm thầy mà học, phải kính trọng biết ơn thầy. Có thế mới “làm nên”… Lại có câu nói về học bạn:

+“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn. “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra. “Nhớ” là biểu thị lòng biết ơn. “Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn nhân dân lao động. “Quả” còn có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy, ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn nhân dân vĩ đại. Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể vong ân bội nghĩa.

4 Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực ghê gớm của thiên nhiên, xã hội… Chính vì thế, ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.  Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó. Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đâu ? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng...

câu 1

Văn bản: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

-Tác giả: Hồ Chí Minh

 PTBD biểu cảm

bài 6

 Câu có trạng ngữ chỉ phương tiện : Bằng một giọng chân tình, thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học tập.

- Câu có trạng ngữ chỉ cách thức : Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.

- Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân : Vì trời mưa quá to, chúng em phải hoãn cuộc thi đấu cờ vua lại.

- Câu có trạng ngữ chỉ mục đích : Để trở thành các cháu ngoan của Bác Hồ, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

- Câu có trạng ngữ chỉ thời gian : Vào ngày mai, lớp tôi sẽ có bài kiểm tra môn Toán.

- Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn : Ngoài vườn, trăm hoa đua nhau khoe sắc.

Thảo luận

-- ok, cảm ơn bạn nhé
-- bn thông cảm mình lm đc nhiêu đây

Lời giải 2 :

Đói cho sạch rách cho thơm có nghĩa là : lời khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức trong mọi hoàn cảnh. 

Không thầy đố mày làm nên có nghĩa là  : lời nhắc nhở nếu ko có thấy thì con người sẽ không có đạo đức 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây có nghĩa là : có được 1 bữa cơm phải nhớ đến người làm ra gạo 

Một cây làm chẳng nên non.Ba cây chụm lại nên hòn núi cao có nghĩa là :  có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247