Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Câu 1: Nêu nội dung cơ bản Hiệp ước giáp...

Câu 1: Nêu nội dung cơ bản Hiệp ước giáp Tuất Câu 2: So sánh Hiệp ước Hacmang - Patonot câu hỏi 3952881 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Câu 1: Nêu nội dung cơ bản Hiệp ước giáp Tuất Câu 2: So sánh Hiệp ước Hacmang - Patonot

Lời giải 1 :

Câu 1:

*Hiệp Ước Giáp Tuất 1874 triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất với nội dung:

+ Triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp

+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp

+ Nền ngoại giao VN lệ thuộc vào đường lối đối ngoại của Pháp

-> Hoàn toàn biến nước ta thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa, làm mất thêm một phần chủ quyền quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại Việt Nam.

Câu 2:

- Giống nhau:
+ Hai hiệp ước Hacmang (1883), Patonot (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.

- Khác nhau:
+ Hiệp ước Hacmang: là tiền thân của Hiệp ước Patonot, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patonot: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patonot. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: Nêu nội dung cơ bản Hiệp ước giáp Tuất

Nội dung cơ bản sau:

- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương  vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

- Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

*Hiệp ước Hác-măng:

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.

- Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .

- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.

 - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

 - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.

 - Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

- Theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

Câu 2: So sánh Hiệp ước Hacmang - Patonot

*Giống nhau: 

- Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì 

- Triều đình cai quản Trung kì nhưng mọi việc đều phải qua viên khâm sứ người Pháp ở Huế. 

- Công sứ Pháp ở Bắc kì thường xuyên kiển soát công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. - Mọi giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm. 

- Triều đình thu quân đội ở Bắc kì về Trung kì.

*Khác nhau: 

- Hiệp ước Hác-măng qui định: Khu vực triều đình cai quản thu hẹp (từ Đèo Ngang đến Khánh Hoà). Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh được sáp nhập vào Bắc kì. 

- Theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247