Trang chủ Địa Lý Lớp 7 16) Các dạng địa hình chính ở Bắc Mỹ, đặc...

16) Các dạng địa hình chính ở Bắc Mỹ, đặc điểm của từng dạng địa hình đó. 17) So sánh sự phân bố dân cư ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ có những điểm gì giống và khác nhau?

Câu hỏi :

16) Các dạng địa hình chính ở Bắc Mỹ, đặc điểm của từng dạng địa hình đó. 17) So sánh sự phân bố dân cư ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ có những điểm gì giống và khác nhau? 18) Vì sao có sự phân hóa thảm thực vật khác nhau ở 2 sườn tây và đông của Andet?

Lời giải 1 :

16:

+ Phía tây: - Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa. + Ở giữa : - Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. - Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi). + Phía đông : - Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrado và dãy núi cổ Apalat độ cao trung bình dưới 1500 mét.

17:

Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển. 

Khác: - Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt. - Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.

18:

– Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc, vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đét mưa ít, khí hậu khô. – Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới, vì: sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều

Thảo luận

Lời giải 2 :

16 )
  Các khu vực địa hình của Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến :
→ Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây. - Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam. ..
→ Miền đồng bằng ở giữa. 
→ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông. 

17)
→ Giống: Dân thưa tớt ở phái Tây , tập trung ở ven biển
→ Khác : Dân tập trung đông ở trung tâm Bắc Mỹ

18)
Vì sườn đông: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ và đồng cỏ núi cao. b) – Khí hậu có sự thay đổi từ thấp lên cao. – Bên sườn tây An – đét do khí hậu khô hạn ở độ cao dưới 1000m, càng lên cao độ ẩm càng lớn nên thực vật cũng phát triển tốt hơn.

Mình gửi bạn !!!!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247