Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Môn Địa lí - Năm học 2021-2022 Câu 2: Cầu...

Môn Địa lí - Năm học 2021-2022 Câu 2: Cầu trúc địa hình của Bắc mĩ là: GV: Phan Ngọc Toán ANằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây , B. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Đông. B

Câu hỏi :

GIẢI GIÙM MÌNH PHẦN II. TỰ LUẬN Ạ

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

a,Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ hai trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhẩn của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương & Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

b,

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Câu 2:

a,*Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
* Khác nhau :
- Bắc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
- Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
- Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

b,*Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa rất đa dạng:

- Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam

   + Đi từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

   + Nguyên nhân: Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam

-Sự phân hóa khí hậu theo chiều Tây – Đông

     + Lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

      + Nguyên nhân: Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.

Thảo luận

-- thank bn nhen

Lời giải 2 :

câu 1:

a,

   Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây

   Tiếp giáp với ba đại dương lớn: Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương

   Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam 

b,

* Hệ thống Coócđie ở phía tây:

- Là miền núi trẻ cao đồ sộ, kéo dài 9000km theo hướng bắc -> nam dọc bờ tây lục địa.

- Độ cao trung bình 3000-4000m gồm nhiều dãy núi chạy song song xen kẽ các cao nguyên, sơn nguyên.

- Có nhiều khoáng sản quý: đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.

* Miền đồng bằng ở giữa:

- Có cấu tạo như 1 lòng máng khổng lồ cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

 - Hệ thống hồ nước ngọt và song lớn trên thế giới có giá trị kinh tế cao.

* Miền núi già và sơn nguyên phía đông:

- Là miền núi già, cổ tương đối thấp có hướng Đông Bắc- Tây Nam. 

- Apalat là miền rất giàu khoáng sản: chứa nhiều than và sắt.

câu 2:

a,

Giống nhau: Cấu trúc địa hình tương tự nhau cùng chia thành 3 phần: núi trẻ ở phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên ở phía đông

Khác nhau:

  Bắc mĩ:

*phía tây:

Hệ thống núi Coocđie

- Là miền núi trẻ cao đồ sộ, kéo dài 9000km theo hướng bắc -> nam dọc bờ tây lục địa.

- Độ cao trung bình 3000-4000m gồm nhiều dãy núi chạy song song xen kẽ các cao nguyên, sơn nguyên.

- Có nhiều khoáng sản quý: đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.

*ở giữa:

Miền đồng bằng

- Có cấu tạo như 1 lòng máng khổng lồ cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

 - Hệ thống hồ nước ngọt và sông lớn trên thế giới có giá trị kinh tế cao.

*phía đông:

Miền núi già và sơn nguyên

- Là miền núi già, cổ tương đối thấp có hướng Đông bắc- Tây nam. 

- Apalat là miền rất giàu khoáng sản: chứa  nhiều than và sắt

    Nam mĩ:

*phía tây:

Hệ thống núi trẻ Anđét 

- Cao và đồ sộ nhất châu Mĩ (trung bình 3000 – 5000m)

- Xen kẽ giữa các dãy núi là các thung lũng và cao nguyên rộng.

- Thiên nhiên phức tạp: thay đổi từ bắc vào nam, từ thấp lên cao

*Ở giữa:

Các đồng bằng

- ĐB Ô -ri – nô- cô

- ĐB Amazôn rộng, bằng phẳng nhất Thế giới.

- ĐB Pămpa, La pla ta có địa hình cao dần về phía dãy Anđét

*Phía đông:

Sơn nguyên ở phía đông:

- Sơn nguyên Guyan: đồi núi thấp xen kẽ các thung lũng rộng.

- Sơn nguyên Braxin: được nâng lênàbề mặt bị chia cắt.

b,

Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá rất đa dạng:

+ Phân hoá theo chiều bắc à nam: (hàn đới à ôn đới à nhiệt đới).

+ Phân hoá theo chiều tây à đông : ( Phía đông ấm áp và mưa nhiều, phía tây khô ít mưa)

+ Phân hoá theo độ cao: (miền núi Cooc đie).

Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

@gửi bạn nha

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247