Câu 1 :
- Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch
- Cuộc chiến đấu liên tục 75 ngày đêm đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp ở Việt Bắc. Căn cứ địa Việt Bắc biến thành " mồ chôn giặc Pháp". Cơ quan đầu nào kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành
Câu 2 :
* Âm mưu của Pháp:
- Sau khi Pháp thất bại, thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ để Pháp đẩy mạnh chiến tranh
- Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp ngày càng đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương
- Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi được đề ra tháng 12/1950 nhằm thực hiện âm mưu đó
- Đây là kế hoạch của địch nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng
Câu 3 :
- Để phá âm mưu của Pháp, tháng 6/1950 Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới, nhằm tiêu diệt 1 bộ phận lực lượng địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến
#Chúc bạn học tốt#
Câu 1
+Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 là một trong những sự kiện quan trọng trong ba mươi năm tiến hành chiến tranh cách mạng giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Với thắng lợi của chiến dịch, quân dân ta đã vượt qua giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo tiền đề để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Câu 2
+ Vừa giành được độc lập, tự do sau gần một thế kỷ bị ngoại bang đô hộ, nhân dân Nam bộ cũng như nhân dân cả nước thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng lại quê hương đất nước. Tuy nhiên, mong muốn ấy chưa thực hiện được, vì thực dân Pháp ráp tâm âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày19/9/1945, Chính phủ Pháp cử một đội quân viễn chinh sang Việt Nam do tướng Lơ-cơ-léc làm chỉ huy, đồng thời cử Đô đốc Đác-giăng-li-ơ (D’Argenlieu ) làm Cao ủy.
Ngay khi đến Việt Nam, tướng Lơ-cơ-léc họp báo tuyên bố trắng trợn quân đội Pháp sẽ duy trì trật tự ở Sài Gòn và sẽ thành lập một “chính phủ Nam kỳ tự trị”.
Đêm 22, rạng sáng 23/9/1945 tại Sài Gòn, được quân Anh giúp sức, quân Pháp nổ súng tấn công đánh chiếm Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát, Khám lớn, trụ sở Ủy ban nhân dân Nam bộ và trụ sở Quốc gia Tự vệ cuộc… Âm mưu của thực dân Pháp là lợi dụng lúc quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, nhanh chóng dùng lực lượng quân sự sẵn có đánh chiếm Sài Gòn và Nam bộ, làm bàn đạp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, lập lại chế độ thuộc địa và liên bang Đông Dương như chúng đã từng làm hồi cuối thế kỷ XIX. Từ tháng 10/1945, khi quân Anh trao quyền lại cho Pháp, quân Pháp mở rộng đánh chiếm toàn Nam bộ.
Câu 3
+Tháng 6/1950, Trung ương Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch quy mô lớn ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích: “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở thông đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc”.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247