Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Chứng minh có công mài sắt có ngày lên kim...

Chứng minh có công mài sắt có ngày lên kim câu hỏi 1020553 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Chứng minh có công mài sắt có ngày lên kim

Lời giải 1 :

                       trong cuộc sống, nếu chúng ta dễ dàng bỏ cuộc =. k có ý chí vươn lên thì chg ta sẽ k thể thành công đc. trái lại, nếu nhúng ta có ý chí nghị lực, sự kiên trì thì chúng ta mới có thể thành công. vì vậy ông cha ta đã răn dạy : có công mài sắt có ngày nên kim'' để răn dạy con cháu về tính kiên trì

                        câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng chứa định ý nghĩa sâu sa. trc hết, câu tục ngữ đc hiểu là nếu chg ta cs công mài 1 thanh sắt to lớn, thô, cứng thì chg ta sẽ cs ngày trở thành 1 cây kim nhỏ, mỏng manh. mặt khác , câu tục ngữ còn mang 1 ý nghĩa ẩn dụ. nấu chg ta cs ý chí nghị lực, sự kiên trì thì dù việc khó đến đâu chg ta cx vượt qua. từ nhữg ý nghĩa trên câu tục ngữ giúp cho chg ta hiểu đc sức mạnh của ý chí nghị lực sự kiên trì trg cuộc sống và công việc

                       ý chí nghị lực sự kiên trì là yếu tố quuyeets định sự thành công hay thất bại của mỗi ng. từ việc nhỏ như rèn chữ, hc ngoại ngữ nếu k cs quyết tâm thì sẽ thất bại. trg thực tế cs rất nh tấm gương nhờ cs ý chí nghị lực mà thành công như NGUYỄN HIỀN pk đi ra hc lỏm và cuối cùng đã đỗ trạng nguyên. CAO BÁ QUÁT chữ vt rất xấu nhờ cs kiên trì đã trở thành thánh quát văn hay chữ tốt. hay thấy nguyênc ngọc ký bị liệt cả 2 tay nhờ sự kiên trì ông đã vt đc = 2 chân và vt rất đẹp. ai trg số chg ta pk bt đến nhà bác hc ô-đi-sơn đã thực hiện 1000 thí nghiệm ms cs thể p.minh ra bóng đèn, nấu k cs sự kiên trì nhẫn nại của ông thì nhân loại  vânc hiomf trg bóng tối. tất cả nhữg việc lm tấm gương trên đã thể hiện 1 cách đúg đắn, sâu sắc về  tính kiên trì và ý chí nghị lực

                     tuy vậy trái lại vs nhữg tấm gương việc lm cs tính kiên trì còn cs rất nh cá nhân thấy khó khăn. thử thách 1 tí là đã bỏ cuộc, cs ng thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mk nhữg ng đó thật đág lên án và phê phán

                     câu tục ngữ trên đã cho chg ta 1 bài ch đúg đắn về ý chí nghị lực sự kiên trì của con ng. mỗi chg ta cần pk rèn luyện cho mk ý chí nghị lực và hc tập nhữg tấm gương dám đối mặt vs khó khăn thử thách để vươn tới thành công

                      câu TN trên vẫn còn nguyên g.trị cho đến ngày nay. ý chí nghị lực , tính kiên trì là 1 phẩm chất đáng quý của con ng. như bác hồ đã dạy thanh niên rằng: '' k cs việc j khó/ chỉ sợ lòng k bền/ đào núi và lấp biển/ quyết chí ắt lm nên'' trên đời náy k cs việc j khó, chỉ sợ bản thânmk đã chịu khó chx mà thôi. vậy bn đã sẵn sàng cho công việc mài sắt thành kim cuat mk chx?

hok tốt

có từ nào k hiểu thì bảo mk dịch

tại mk bận nên viết tắt nha mong bn thông cảm

Thảo luận

Lời giải 2 :

Trong cuộc sống, ai mà chả muốn thành công nhưng để đạt được kết quả đấy thì chúng ta phải vượt qua mọi con đường chông gai trước. Để động viên con cháu luôn có thể vượt qua mọi khó khăn ông cha ta đã có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim “

Câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim “tuy chỉ ngắn gọn nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn và sâu sắc. “Sắt “ là hình ảnh gần gũi, quen thuộc mà chúng ta hằng ngày hay thấy. Đó là 1 khối kim loại nặng, to và khó bị bào mòn bởi những tác động thông thường. Còn “ kim “ là vật liệu được làm bằng sắt, nhỏ và mỏng. Từ sắt mà được rèn thành kim, mọi người đều tưởng điều đó là không thể nhưng mà chỉ cần “ có công”  chỉ cần có sự kiên trì mài rũa thì một cục sắt to và nặng có thể trở thành 1 cây kim sắt bén. Mượn câu chuyện mài sắt nên kim , ông cha ta muốn khẳng định một chân lí trong cuộc sống: muốn làm một việc gì đó thì chúng ta cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm lớn thì những việc khó khăn nào mà chúng ta tưởng chừng không thể làm được thì cũng sẽ làm được. Vì vậy yếu tố mà để thành công trong mọi công việc là sự bền bỉ, kiên trì và nhẫn nại

Trong thực tế lịch sử và đời sống trong thời gian qua, nước ta đã ghi nhận biết bao biết tấm gương sáng trong nhiều lĩnh vực khác nhau là những bằng chứ rực rỡ, hùng hồn, làm sáng tỏ thêm bài học ấy:

+Trong lĩnh vực học tập:

Một người học sinh phải trải qua thời gian dài đến trường để mài kiến thức trên ghế nhà trường  để trang bị đầy đủ kiến thức để khi tự lập chúng ta có thể làm mọi việc phù hợp với bản thân. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể rèn luyện một cách thuận lợi mà chúng ta phải biết kiên trì, vượt khó như .

Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi

Nhưng khó vì lòng người ngại núi, e sông

Nếu chúng ta mà không ngại khó, ngại khổ thì chắc chắc chúng ta sẽ luôn thành công những việc mà chúng ta đã làm. Cũng như là việc mài một cục sắt thành cây kim, nếu mà chúng ta ngại 1 cục sắt to và khỏe thì làm sao để có cây kim bé nhỏ giúp ích cho đời. Vậy thì cứ phải mài, cứ chăm chỉ rèn luyện, biết kết hợp các phương pháp, biện pháp học tập đúng đắn để có thể đạt được điểm cao.

Chúng ta hãy quay ngược về quá khứ , học tập những người đã thành công nhờ tính kiên trì, nhẫn nại: Cao Bá Quát người mà đã từng viết rất xấu trong kì thi nên ông đã xếp hạng hai vì nhờ sự kiên trì , nhẫn nại và bền bỉ nên ông đã có thể viết đẹp hơn và đã đứng nhất trong kì thi.

+ Gần chúng ta hơn nữa đó là Hồ Chí Minh, Người đã dạy thế hệ trẻ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về tinh thần kiên trì nhẫn nại. Kiên trì, nhẫn nại vượt qua mọi thử thách, mọi gian khổ, khó khăn, kiên định đến cùng với con đường đi tìm đường cứu nước. Bác đã làm nên lịch sử, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.

Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật: có biết bao nhà khoa học căm cụi hết ngày nay qua ngày khác trong phòng thí nghiệm đã thực hiện hàng trăm lần lên 1 thí nghiệm, tốn bao nhiêu công sức mà họ chẳng có nản mà luôn thầm nghĩ trong đầu là lần tới sẽ được thôi. Những tấm gương cho ngành khoa học kĩ thuật là Lương Đình Của, Tôn Thất Tùng,…

- Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác như những lĩnh vực trên đâu. Một nhà văn phương Tây cho rằng: thiên tài chỉ có năm phần trăm năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi lăm phần trăm là do sự kiên nhẫn lâu dài. Ở nước ta, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu… đến những Xuân Diệu, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng…cây bút nào cũng đã như nhau, dùi mài cần mẫn, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu, dập dập, xóa xóa, bao lần viết đi viết lại mới có được những hiện tượng văn học đặc sắc làm rung động lòng người.

Không chỉ ở Việt Nam, biết bao nhiêu người nổi tiếng ở trên thế giới đã gặp không ít khó khăn trong việc hướng đến thành công.

Những tấm gương trên là những bằng chứng đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắc có ngày nên kim”. Không nên dựa vào năng lực của mình mà tự phụ và đề cao chính bản thân vì nếu ỷ vào năng lực quá nhiều thì cũng sẽ không bao giờ đạt đến thành công.

               Câu tục ngữ là 1 bài học lớn đối với từ trẻ đến già nó là 1 câu tục ngữ không thẻ phủ nhận được. Đối với học sinh chúng ta thì nên rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại để sau này khi gặp những điều khó khăn , gian nản thì chúng ta có thể vượt qua được. Hãy lấy câu tục ngữ này để rèn phương châm

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247