Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 16. Câu văn “Anh quả quyết rằng có thấy...

Câu 16. Câu văn “Anh quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay” thuộc kiểu câu nào? A. Câu ghép B. Câu rút gọn

Câu hỏi :

Câu 16. Câu văn “Anh quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay” thuộc kiểu câu nào? A. Câu ghép B. Câu rút gọn C. Câu bị động D. Câu đơn mở rộng thành phần Câu 23: Câu văn: “Trời mưa to làm cho mọi người lo lắng” có cụm c-v mở rộng làm thành phần ? A. Cụm c-v làm thành phần chủ ngữ B. Cụm c-v làm thành phần vị ngữ C. Cụm c-v làm thành phần phụ ngữ trong cụm động từ. D. Cụm c-v làm thành phần chủ ngữ, phụ ngữ trong cụm động từ. Câu 25: Đoạn văn từ: “ Người ta kể…..muôn loài” . Viết theo cách nào? A. Diễn dịch. B. Quy nạp. C. Tổng- phân- hợp. D. Song hành. Câu 38: Câu bị động có từ “được” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào? * 1 điểm A. Tích cực B. Tiêu cực. C. Khen ngợi. D. Phê bình.

Lời giải 1 :

$Câu 16$

D. Câu đơn mở rộng thành phần

$\rightarrow$ “Anh quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay

- $CN$: Anh

- $VN$: quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay

+ Trong đó, vị ngữ có thành phần mở rộng

"thấy đôi ngọn râu mép người tù / nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay"

                               $CN$                                                       $VN$

$Câu 23$

A. Cụm C - V làm thành phần chủ ngữ

$\rightarrow$ “Trời mưa to làm cho mọi người lo lắng”

- $CN$: Trời mưa to

- $VN$: làm cho mọi người lo lắng

+ Trong đó, chủ ngữ có thành phần mở rộng

"Trời  / mưa to"

 $CN$       $VN$

$Câu 25$

“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài."

B. Quy nạp.

$\rightarrow$ Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài."

$Câu 38$

A. Tích cực

VD: Em giành được giải Nhì trong cuộc thi chọn học sinh giỏi tỉnh

$@HannLyy$

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247