Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, được viết năm 1966-khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Bài diễn tả một cảnh cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.Trong bài nhân vật bé Thu với cá tính mạnh mẽ, tình yêu ba sau sắc đã để lại trong lòng chúng ta nhiều ấn tượng khó phai.
Bài văn là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách, những thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
Trước hết là hoàn cảnh của bé Thu. Bé Thu sinh ra trong lúc đất nước đang chiến tranh đau thương. Ba bé-ông Sáu thoát li gia đình đi chiến đấu từ khi bé chưa đầy 1 tuổi. Bé chỉ được thấy ba qua tấm ảnh chụp chung với má. Sau 8 năm xa nhà ông Sáu mới được về nghỉ phép để về thăm mẹ con em nhưng em không nhận ra ba đến khi ba đi em mới nhận ra để rồi chia tay vĩnh viễn với ba. Từ đó cho thấy Thu có một hoàn cảnh hết sức đáng thương, một số phận thật thiệt thòi, tất cả là do chiến tranh gây ra.
Tiếp theo là diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trước khi nhận ra cha: bé Thu là một đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh. Thứ nhất, khi ba vừa về đến nhà, con bé từ ngạc nhiên đến hốt hoảng. Nghe tiếng gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Nhìn thấy người gọi, con bé thấy lạ quá, mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét "Má! Má!". Thứ hai, trong những ngày ba ở nhà, con bé kiên quyết không gọi ông Sáu một tiếng "ba". Suốt ba ngày, ông Sáu càng xích lại gần thì nó càng ìm cách xa lánh, nhật định không gọi một tiếng "ba". Khi má bắt kêu "ba" và ăn cơm, nó nói trổng:"Vô ăn cơm!", "Cơm chín rồi!", "Con kêu mà người ta không nghe.". Khi má giao trông nồi cơm, nó không thể tự chắt nước được. Nhưng quyết không gọi ba, nó vẫn nói trổng "Cơm chín rồi, chắt nước giùm cái!". Và nó tự mình lấy vá múc từng vá nước, nhất định không chịu cất lên tiếng mà ba nó mong chờ. Cô bé từ chói mọi dự vỗ về, chăm sóc của ông Sáu. Khi ăn cơm, bé Thu hất cái trứng cá mà ông Sáu đã gắp cho nó, làm cơm văng tung toé. Ông đã nổi giận, vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không khóc mà gắp lại trứng cá vào bát rồi bot sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói, kêu rổn rảng.
Cuối cùng là diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu khi nhận ra cha: bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. Khi ở nhà bà ngoại bé thu được bà giải thích vết thẹo trên má ba nó là do chiến tranh để lại. Khi hiểu ra nguyên nhân cái thẹo trên mặt của ba-nó nằm im, lăn lộn cả đêm, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương cha nó vô hạn. Sáng hôm sau, bé Thu bảo ngoại đưa về thật sớm. Khi về đến nhà, con bé đứng một góc vẻ mặt sầm lại buồn rầu, đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. Khi nghe tiếng nói ấm áp của ba: "Thôi, ba đi nghe con!". Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoẳng khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến. Đi liề với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu: bé chạy xô tới, nhảy thót lên, dang chặt tay ôm vào cổ cha, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, con bé khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không ho ba đi. Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Giây phút ấy khiến cho mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba "bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai đang nắm chặt trái tim mình". Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát từ một cọi nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khát khao tình cha. Tuy nhiên, Thu trước sau cũng chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho cha đi để cha mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.
Văn bản đã xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể thoe ngôi thứ ba. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.
Tóm lại, qua diễn biến tâm lý của bé Thu ta thấy được bé là người có tính cách mạnh mẽ, sâu sắc, hồn nhiên, ngây thơ. Cá tính ấy của bé được tập trung thể hiện trong tình cảm cha con đằm thắm. Nhân vật bé Thu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm về tình cảm mà bé dành cho cha. Người đọc thêm yêu mến bé Thu với tính cách mạnh mẽ ấy.
Bạn tham khảo bài này nhé!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247