Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 “Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy,...

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một

Câu hỏi :

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ , oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi  thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất. (Trích truyền thuyết Thánh Gióng) Câu 1:Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? Truyện được ngôi thứ mấy? Câu 2: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn. Câu 3: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì? Câu 4: Chi tiết: “Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất” có ý nghĩa gì? Câu 5a.Theo em, việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì? Câu 5b. Sau khi đọc truyện “ Thánh Gióng”, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Lời giải 1 :

Câu `1.`

`-` Nhân vật chính trong đoạn trích là "Thánh Gióng"

`-` Ngôi kể: ngôi thứ ba

Câu `2.`

`-` Tóm tắt: Giặc đã đến được chân núi Trâu, tình thế cấp bách, vừa hay sứ giả đã đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn phi ngựa thẳng đến nơi có giặc nhưng thật không may khi đang đánh giặc thì roi sắt lại bị gãy vậy là Thánh gióng liền bèn nhổ lấy cụm tre bên đường, đánh giặc xong, tráng sĩ cửi bỏ giáp sắt và cùng ngựa bay lên trời.

Câu `3.`

`-` Tráng sĩ: dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

`-` Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa:

`+` Thay đổi trong xưng hô phản ánh sự trưởng thành, lớn lên của Gióng.

`+` Đồng thời, phản ánh vai trò, trách nhiệm của mỗi người đối với quốc gia, dân tộc. 

Câu `4.`

`->` Ý nghĩa: cho thấy Thánh Gióng thực sự là người anh hùng của nhân dân, lớn lên từ sự đùm bọc, thương yêu, kỳ vọng của nhân dân và vì non sông đất nước mà lập chiến công vang dội, khiến nhân dân muôn đời biết ơn, ngưỡng mộ.

Câu `5.`

`a.`

`-` Để tưởng nhớ công đức của ngài, tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời

`-` Giáo dục thế hệ sau về truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc; bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc 

`b.` Qua truyện Thánh Gióng em hiểu rằng nhân dân ta luôn có một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1: 

- Nhân vật chính trong đoạn trích là: Thánh Gióng

- Truyện được kể theo ngôi thứ 3, người kể chuyện giấu mình.

Câu 2: Công lao to lớn của Thánh Gióng trong việc đánh đuổi quân xâm lăng, bảo vệ hòa bình cho dân tộc. 

Câu 3: 

- Tráng sĩ: Chỉ những người có sức mạnh hơn người, là người có sự anh dũng, quả cảm, không sự gian khổ.

- Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” thể hiện sự mạnh mẽ, lớn lên vượt trội của Thánh Gióng. 

Câu 4: Chi tiết: “Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất” thể hiện sự giúp đỡ của Thánh Gióng là một chiến công vĩ đại nhưng Thánh Gióng không cần sự đền đáp mà chỉ muốn giúp một cách thầm lặng nhất. Gióng là đại diệnn cho người anh hùng của dân tộc với những phẩm chất đẹp đẽ.

Câu 5:

a.Việc lập đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa ghi nhớ công lao to lớn của vị anh hùng Thánh Gióng trong việc giúp đỡ dân tộc Việt.

b.Sau khi đọc truyện “ Thánh Gióng”, em có suy nghĩ  về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta:

- Dân tộc ta là một dân tộc anh dũng kiên cường và quả cảm, chiến đấu không mọi hiểm nguy.

- Sự đoàn kết, đồng lòng của cả dân tộc khi đứng trước giặc xâm lăng.

Bạn tham khảo nha.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247