Trong các cây cổ thụ ở trường em thì em thích nhất là "chị" phượng vĩ trước cửa lớp em. Em không biết nó có từ bao giờ nữa, nhưng từ khi em bước vào trường thì nó đã sừng sững đứng ở `4` góc sân trường rồi.
Ôi! Chị hoa phượng mới đẹp làm sao! Từ xa nhìn lại chị phượng như gà mái mẹ đang rang rộng đôi cánh để ôm ấp những đứa con của mình vậy. Thân chị phương to đến lỗi phải hai đến ba người mới ôm xuể, vỏ cây xù xì màu nâu sậm. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rể lớn và ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con trăn. Phía trên là tán lá như một chiếc ô khổng lồ. Mùa xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc. Lá phương giống lá me, mỏng, xòe ra như đôi cánh. Những cành cây mập mạp hay gầy gò thì thi nhau đón những ánh nắng mặt trời để sưởi ấm. Rồi khi tiếng râm ran của những chú ve bắt đầu cất lên, chị phương bắt đầu ấp ủ ra những em bé đỏ như son. Đó là hoa phượng đấy. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, bao phủ lên nền trời trong xanh một màu đỏ thắm. Hết mùa hoa, chị phượng bắt đầu kết trái. Quả phượng như quả bồ kết, dài và to hơn.
Mỗi lần hoa phượng nở, trong lòng chúng em lại rộn lên bao cảm xúc. Em vui vì sắp được nghỉ hè, nhưng cũng buồn vì phải xa mái trường tiểu học thân yêu. Hằng ngày, chúng em đi tưới nước cho chị phương, đôi lúc cũng tinh nghịch trèo lên cây để vặt quả phương. Thế rồi, cũng là lúc phải xa chị phượng rồi. Chỉ còn vài tháng nữa thôi em sẽ không được gặp chị phượng nữa. Mai này khi xa ngôi trường Tiểu học, em sẽ mãi mãi nhớ về chị phượng.
Bài làm
Trong sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây bàng, đa, bằng lăng nhưng gần gũi nhất đối với em vẫn là cây phượng già trồng ở góc sân.
Nhìn từ xa, cây phượng như một cái lọng màu xanh khổng lồ. Không biết cây phượng này được trồng từ bao giờ nhưng chắc đã già lắm rồi. Phượng khoác trên mình chiếc áo màu đen sẫm xù xì với những vết lồi lõm, nứt nẻ do nắng năm tháng. Từ thân cây vững chắc và to lớn tỏa ra vô vàn cánh tay to nhỏ khác nhau như để đón những ánh nắng mặt trời ấm áp. Rễ cây có cái cắm sâu xuỗng đất để hút chất dinh dưỡng cho cây, có cái dài ngoẵng chồi lên mặt đất lại trở thành chỗ ngồi lí tưởng của chúng em vào những buổi trưa hè.
Mùa xuân về, cây phượng đâm chồi nảy lộc. Lá phượng như lá me non, mỏng và xanh mơn mởn. Những làn gió nhẹ thổi qua, lá phượng khẽ lay động. Những nhánh lá đập vào nhau như trò chuyện. Dưới tán lá phượng xanh um, chúng em thường ngồi ôn bài, nói chuyện, chơi chắt, chơi chuyền rất vui. Tiếng cười nói ríu rít tràn ngập cả góc sân trường. Dưới tán phượng già này, những kỉ niệm vui tươi của chúng em đã diễn ra, khắc sâu vào tâm hồn của em.
Hè sang, cây phượng bắt đầu ra hoa. Lẫn trong tán lá phượng xanh um là màu đỏ thắm của hoa phượng. Nắng hạ ngày càng gay gắt, những bông hoa phượng cũng theo đó mà rực lên. Rồi bông này nở lại gọi bông kia, chẳng bao lâu cả một góc sân trường rực đỏ màu hoa phượng. Cây phượng như một bó đuốc khổng lồ, đẹp lộng lẫy nhưng không hề chói mắt. Cây phượng mang một vẻ đẹp giản dị như thế đấy. Hoa phượng nở cũng báo hiệu mùa thi đến, chúng em lại phải rời xa mái trường, xa cây phượng già. Vào giờ ra chơi, chúng em ngồi dưới gốc cây ngắm nhìn những chùm hoa phượng. Rồi hoa phượng cứ nở đỏ rực suốt mùa hè. Tiếng ve kêu râm ran trên cây khắp ngày đêm, phá tan sự yên tĩnh của ngôi trường. Những ngày ấy cây phượng tưng bừng và sôi động hơn hẳn.
Thu về, chúng em lại trở về với ngôi trường, cây phượng cũng trở về với dáng vẻ trầm lắng như xưa để dưỡng sức sau một mùa hè sôi động. Những cánh phượng đỏ thắm rơi quanh gốc như xác pháo, tạo thành một tấm thảm hoa tuyệt đẹp. Lá phượng từ màu xanh non đã ngả hết sang màu cỏ úa. Một làn gió thổi qua, lá phượng bay lả tả như những cánh bướm
Đông đến, cây phượng trút hết lá, chỉ còn trơ trụi những cành cây xơ xác. Những quả phượng trên cành giống như những trái bồ kết to. Nhìn cây phượng lúc này trông thật mệt mỏi ốm yếu
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là cảm xúc buồn bã khi sắp phải xa mái trường, xa rời cây phượng. Dù mai này có phải xa mái trường, thì mỗi lần nghĩ về ngôi trường tiểu học, có lẽ em không thể quên hình ảnh thân quen của bác phượng già.
mik chúc bn học giỏi.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247