“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Bà Huyện Thanh Quan-tên thật là Nguyễn Thị Hinh.Bà sống ở thế kỉ XIX.Quê bà ở làng Nghi Tám nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.
Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
#pink
Thân phận người phụ nữ là đề tài muôn thuở được văn học vô cùng quan tâm. Từ nền tảng văn học dân gian với những bài ca dao than thân trách phận của người phụ nữ cho đến thơ ca trung đại những số phận, cảnh ngộ ấy vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Nhắc đến những bài thơ viết về chủ đề ấy ta không thể không kể tới tác phẩm bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương Là nhà thơ phụ nữ viết về số phận của những người phụ nữ cho nên bài thơ của bà vừa có sự trải nghiệm, vừa có sự trân trọng, ngợi ca lại vừa cảm thông, thấu hiểu.Bánh trôi nước là một trong rất nhiều những bài thơ viết về thân phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm. Bài thơ mở đầu với mô típ quen thuộc trong ca dao than thân thân em, vừa bình dị vừa khiêm nhường mang đậm chất nữ tính. Giống như những tiếng than trong ca dao, bài thơ cất lên như một lời bộc bạch về thân phận người phụ nữ. Hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên vừa đẹp vừa chân thực trong hai câu thơ đầu tiênVẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước cũng như quy trình làm bánh được tác giả tái hiện rất cụ thể, sinh động. Bánh trôi có màu trắng tinh khiết của bột nếp, được nhào nặn tròn trịa rất xinh xắn, khi cho vào nước nguội bánh chìm xuống, nhưng đến khi nước sôi lên, bánh chín sẽ nổi trên mặt nước. Bánh trôi vốn là loại bánh dân dã, bình dị thân thuộc với đời sống con người nhưng qua con mắt tinh tế, nhạy cảm của nữ sĩ họ Hồ bỗng được gắn với vẻ đẹp và cuộc đời của người phụ nữ. Cũng giống như chiếc bánh trôi kia, người phụ nữ cũng mang vẻ đẹp trắng trẻo, tròn đầy, trong trắng, phúc hậu. Điệp từ vừa được nhắc lại hai lần trong câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể và phẩm chất của người phụ nữ. Cách dùng từ khéo léo không chỉ phô ra vẻ đẹp mà còn cho thấy niềm tự hào, sự tự ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn học xưa nay, rất hiếm khi người phụ nữ dám bạo dạn, tự tin trực tiếp nói lên vẻ đẹp của mình như thế, đó chính là nét cá tính độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm ấy, đáng lí ra, người phụ nữ phải được nâng niu và hưởng hạnh phúc, thể nhưng xã hội phong kiến bất công đã không cho họ có được điều ấy. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian bảy nổi ba chìm gợi liên tưởng đến cuộc đời long đong, lận đận, bấp bênh của người phụ nữ. Họ phải sống cuộc đời chìm nổi bởi lẽ có bao giờ của người phụ nữ được làm chủ cuộc đời của mình.
Chính vì cuộc đời nhiều bất công, lắm éo le ngang trái cho nên Hồ Xuân Hương đã thẳng thắn thay lời người phụ nữ cất lên tiếng nói than thân cùng sự khẳng định tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247