Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "...

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' và '' uống nước nhớ nguồn '' (ko copy mạng nha ) Hay nhất mình cho 5 sao

Câu hỏi :

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' và '' uống nước nhớ nguồn '' (ko copy mạng nha ) Hay nhất mình cho 5 sao

Lời giải 1 :

100% là sai

Cuộc đời con người như một chiếc thang dài vô tận. Ta phải biết nhìn lên để hướng tới tương lai và hạnh phúc. Nhưng cũng cần phải biết nhìn lại để nhớ những gì đã qua, để kiếm tìm sự bình yên và yêu thương. Biết nhìn lại và nhớ ơn người đi trước, đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta bao lâu nay, được đúc kết qua câu: “Uống nước nhớ nguồn”.

Câu tục ngữ ngắn gọn chia thành hai vế với hai hoạt động hằng ngày. “Uống nước”- đón nhận những gì trong lành tươi mát từ thiên nhiên, cuộc sống. Dù uống nhiều hay chỉ một ngụm nhỏ cũng phải nhớ đến “nguồn”- nơi khởi sinh của nước, nơi tạo nên những thành quả ấy. Nói về hành động có tính chất quy luật của cuộc sống, câu tục ngữ như lời nhắc nhở với chúng ta: được hưởng thành quả ngày hôm nay, phải biết nhớ tới, biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. Đó là đạo lí, là lẽ sống cần có ở đời.

Chiếc lá cũng mọc từ cây, cây nào cũng có cội rễ. Không có cái gì tự nhiên sinh ra, tồn tại tự nó và cho nó. Bất cứ điều gì cũng có nguyên nhân và mọi thứ đều có cội nguồn. Con người cũng vậy. “Con người có tổ có tông. Như cây có gốc, như sông có nguồn”. Mỗi chúng ta, từ khi sinh ra, dù ý thức hay vô thức đều đang nhận từ người khác một điều gì đó. Sự xuất hiện diệu kì của chúng ta trên cõi đời này chính là món quà vô giá mà bố mẹ tặng cho chúng ta. Những câu hát ru ngọt ngào, những lời dỗ dành yêu thương, những cái hôn và lời dạy dỗ, …- chúng ta đang được “uống” tình yêu thương của gia đình. Cuộc sống hòa bình không bom đạn chiến tranh, phố phường sạch đẹp không mùi rác thải, ngôi trường xinh đẹp hằng ngày ta cắp sách đến,… Chúng ta lại nhận ân tình từ xã hội, những người không máu mủ ruột thịt nhưng lại hi sinh và vất vả vì chúng ta. Vì thế, “uống nước nhớ nguồn” chính là đạo lí, là lẽ đời, là biết cách làm người.

Giản Tư Trung, nhà giáo dục học, tác giả của cuốn sách “Đúng việc” chia ra những công việc con người cần đảm nhiệm trong cuộc sống. Đó chính là làm người, làm dân và làm nghề. Con người ta không thể sống mà không biết mình là ai, nguồn gốc ở đâu được. Và lối sống biết ơn để con người hiểu và trân trọng sự tồn tại của mình trên cuộc đời. Đó là khi ta tự hào ngân vang bài quốc ca, khi mọi người cùng cúi đầu hướng về tổ tiên:

  • “Hằng năm đi đâu làm đâu
  • Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”
  • (Nguyễn Khoa Điểm)

Lòng biết ơn, đạo lí “uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng cốt lõi để ta phát triển và thành công trong cuộc sống. Khi rễ chắc khỏe, cây mới có thê vươn cao. Chẳng một người thành công nào mà lại không biết trân trọng những gì mình đang có, là một người sống vô ơn và ích kỉ cả. Trong xã hội của đồng tiền, lòng biết ơn với gia đình và quê hương chính là cơ sở để con người sống đẹp, sống đúng với mình và phát triển đất nước. Điều ấy không chỉ trong phạm vi trong nước mà còn thiêng liêng hơn ở những nơi xứ lạ, nó nhân lên thành lòng tự hào dân tộc và tình yêu tổ quốc. Để những trái tim ở xa nhưng vẫn ánh lên những ngọn nến, thắp sáng và sưởi ấm mỗi người.

Nhưng làm sao để biểu lộ lòng biết ơn của mình? Đó không phải chỉ là những câu nói: “Cảm ơn” đơn thuần, những lời ngợi ca vô nghĩa. Sự chứng thực tốt nhất nằm ở chính hành động. Biết mình là ai, mình từ đâu tới. Nhớ về những hạnh phúc giản đơn, cội nguồn của mình khi khó khăn rất dễ nhưng khi đã hạnh phúc, đủ đầy mới là khó. Hãy luôn biết nhìn về quá khứ để hiểu, để nhớ và để mỗi ngày ta sống “người” hơn, sống có nghĩa hơn.

Nhà thơ vĩ đại dân tộc Ấn Độ đã từng nói: “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó. Nhưng đừng quên người cầm đèn đang đứng trong đêm”. Cuộc đời con người chỉ có một. Sống sao cho đừng hoài, đừng phí, đừng nuối tiếc vì những giây phút đã qua.

Thảo luận

-- bạn ơi bạn có lấy trên mạng ko vậy

Lời giải 2 :

Bạn tham khảo nhé !

image
image
image
image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247