Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Câu 1: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc...

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ. Câu 2: Giải thích tại sao dải đất duyên hải phía tây dãy An-đét lại hình thành hoang mạc? Câu 3: Tình hình phân b

Câu hỏi :

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ. Câu 2: Giải thích tại sao dải đất duyên hải phía tây dãy An-đét lại hình thành hoang mạc? Câu 3: Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm gì giống và khác phân bố dân cư Bắc Mĩ? Tại sao dân cư sinh sống thưa thớt ở các vùng: phía Bắc Ca-na-đa, hệ thống núi Cooc-đi-e và đồng bằng A-ma-zon?

Lời giải 1 :

Câu 1: Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ:

-Hệ thống Cooc- đi-e ở phía tây: 

+Hệ thống núi trẻ, cao đồ sộ, hiểm trở, cao trung bình 3000-4000m, kéo dài 9000km

+Các dãy núi chạy song song là các cao nguyên, sơn nguyên.

-Miền đồng bằng ở giữa:

+Cao phía Bắc, Tây Bắc thấp dần xuống phía Nam, Đông Nam

+Có nhiều hồ lớn, sông dài.

-Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông:

+Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat cổ, tương đối thấp, chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam.

Câu 2: Có hoang mạc ở dải đất phía Tây An-đét do tác dộng của dòng biển lạnh Pê-ru. Vào đến đất liền, khong khí khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía Tây Nam Mĩ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.

Câu 3: *Giống nhau: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.

*Khác nhau: 

-Dân cư Bắc Mĩ:

+Tập trung thưa thớt ở bán đảo A-la- xca, phía Bắc Canada và phía Tây, trong hệ thống Cooc-đi-e.

+Ngoài tập trung đông ở dải đất ven bờ phía Nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì thì còn tập trung đông ở phía Đông Hoa Kì.

-Dân cư Trung và Nam Mĩ:

+Tập trung thưa thớt ở sâu trong nội địa.

+Ngoài tập trung đông ở cửa sông, ven biển thì còn tập trung đông ở cao nguyên.

*Vì:

-Vùng Bắc Ca-na-đa là nơi có khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.

-Vùng núi Cooc-đi-e là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.

-Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.

⇒ Dân cư tập trung thưa thớt.

 

Thảo luận

-- shao mệt iem =)???
-- đau đầu
-- dương tính r coăn ạ=))))
-- dương cái đầu m á dương tính kiểu j
-- trù t vừa thôi mai t dương tính t táng tụi bay
-- =))) con bn lp t t bảo nó : "M ey t mún lp mk có thêm nhìu F0 để hc onl qué ( bao gòm cả mại nx á)"
-- xong cái mới hôm bx nó dương tính lun =))) bỏ công ước nguyện cụa t
-- vcl thật =)) lớp t mấy f0 rồi

Lời giải 2 :

Câu 1:

- Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vưc: + Dải núi Cooc-đi-e ở phía tây gồm các dãy núi chạy song song, xen giữa cao nguyên và sơn nguyên. + vùng trung tâm là đồng bằng, cao ở tây Bắc, thấp dần ở phía tây nam.

Câu 2:

- Có hoang mạc ở dãi đất phía tây An-đét do tác động của dòng biển lạnh Peru.

- Dòng biển lạnh Peru chảy mạnh và rất gần bờ biển phía tây Nam Mỹ. Không khí ẩm từ biển  đi vào đất liền , đi ngang qua dòng biển này gặp lạnh và ngưng tụ kết thành sương mù. Vào đến đất liền, không khí trở nên khô làm cho lượng mưa ở vùng ven biển phía tây Nam Mỹ rất ít, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành và phát triển.

Câu 3:

— Số đô thị trên 5 triệu dân: nhiều hơn Bắc Mĩ.
- Số đô thị từ 3 đến 5 triệu dân: ít hơn Bắc Mĩ.
- Các đô thị lớn đều phân bố ở ven biển.
- Dán cư Trung và Nam Mĩ phân bố khá đông ở vùng núi An-đét nhưng ở Bắc Mĩ, vùng Coóc-đi-e dân cư lại rất thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam MT phân bố rất thưa ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng ở Bắc Mĩ dân cư lại phân bố đông ở đồng bằng trung tâm.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247