Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các...

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay

Câu hỏi :

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán: - Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta”. (SGK Ngữ văn 6, KNTT & CS, trang 10,11) Câu 1: Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì của văn học dân gian? Nêu khái niệm về thể loại đó. Câu 2: Hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh được coi là những vị thần. Hãy chỉ ra những đặc điểm trong văn bản khiến họ được coi là những vị thần? Câu 3: Trong truyện nhân vật Sơn Tinh còn được gọi là Thần Núi. Trong tiếng Việt, nhiều từ có yếu tố “sơn” nghĩa là “núi”. Tìm một số từ có yếu tố “sơn” được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó. Câu 4: Từ những thông tin về nhân vật trong truyện, mỗi chúng ta có thể tưởng tượng ra ngoại hình của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại cảm nhận của em bằng một đoạn văn 5 – 7 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phép so sánh.

Lời giải 1 :

Chào em, em tham khảo gợi ý:

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Sơn Tinh, Thủy Tinh" thuộc thể loại truyền thuyết. Khái niệm của thể loại: Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của tác giả dân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...

2. 

Trong tác phẩm, ở đoạn Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến, tác giả dân gian đã gọi cả hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh là thần. Hơn nữa, ngay trong tên gọi, tinh trong Sơn Tinh, Thủy Tinh chỉ thần linh hoặc yêu quái, ở đây để chỉ thần linh. 

- Các đặc điểm cho thấy Sơn Tinh, Thủy Tinh là thần:

+ Đến từ vùng xa thẳm của tự nhiên: “một người là chúa miền non cao” (vùng núi Ba Vì), “một người là chúa vùng nước thẳm” (tận miền Biển Đông). 

+ Cả hai đều có phép lạ và tài năng phi thường (Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi; Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về). 

+ Nhân vật “trẻ mãi không già” (tính bất biến, không trôi chảy của thời gian thần thoại): “Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh”. 

3.

- sơn thủy: sông núi

- giang sơn: sông núi

- sơn hà: sông núi

4. Là vị thần cai quản miền núi, Sơn Tinh toát lên sự oai phong, lẫm liệt như chúa tể của muôn loài. (so sánh) Thần có thân hình vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trên trán thần có con mắt thứ ba. Con mắt ấy giúp thần cai quản công việc nhân gian, hễ khi nhân gian gặp nạn, thần sẽ đến cứu giúp. Thần thường cưỡi bạch hổ đi khắp nhân gian trừ gian, diệt ác bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247