Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Câu 11. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý...

Câu 11. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 12. Nhà Lê sơ đã chú ý xây dựng pháp luật như thế nào? Lu

Câu hỏi :

Câu 11. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 12. Nhà Lê sơ đã chú ý xây dựng pháp luật như thế nào? Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiến bộ hơn luật pháp thời Lý - Trần? Câu 13. Trình bày những nét nổi bật về kinh tế nông nghiệp Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII? Câu 14. Chữ Quốc ngữ ra đời từ bao giờ, trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Lời giải 1 :

Câu 11 : 

⇒ Nguyên nhân thắng lợi :

Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn , ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước .

Toàn dân đoàn kết chiến đấu 

Đường lối chiến lược , chiến thuật đúng đắn , sáng tạo của bộ tham mưa đứng đầu là Lê Lợi - Nguyễn Trãi .

⇒ Ý nghĩa lịch sử :

Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh

Mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử , văn hóa dân tộc - thời Lê sơ .

Câu 12 :

⇒ Giống nhau : 

- Pháp luật cả hai thời đều quy định rõ việc bảo vệ quyền lợi của nhà vua và quan lại , bảo vệ tài sản của công , bảo vệ nhân dân , cấm giết mổ trâu bò để giữ sức kéo cho nông nghiệp

⇒ Khác nhau :

- Bản pháp luật thời Trần có tên Quốc triều hình luật , luật thời Lý là bộ Hình Thư còn luật thời Lê sơ là luật Hồng Đức , đến thời Lê sơ thì luật pháp có nhiều điểm tiến bộ hơn đặc biệt ở việc có bảo vệ chủ quyền quốc gia , khuyến khích phát triển kinh tế , giữ gìn truyền thống tốt đẹp .

# Câu 13 , 14 Bạn lên mạng soạn được không ạ , Câu 11 , 12 cô mình mới dạy hôm thứ 6 nên mình giúp được 2 câu thôi ạ 

#Mong được 5* + Ctlhn

#Nocopy

@Baouoccony :> 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 11. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

* Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi bởi những nguyên nhân sau:

– Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

– Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi.

* Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.

Câu 12. Nhà Lê sơ đã chú ý xây dựng pháp luật như thế nào? Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiến bộ hơn luật pháp thời Lý - Trần?

Nhà Lê sơ đã chú ý xây dựng pháp luật như thế nào:

- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là  luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. 

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

*Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiến bộ hơn luật pháp thời Lý - Trần:

   Thời Lý - Trần

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu, giai cấp thống trị

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

   Thời Lê sơ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn bộ luật trước đó.

Câu 13. Trình bày những nét nổi bật về kinh tế nông nghiệp Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII?

- Nhân dân sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ cho thị trường, nâng cao đời sống, đặc biệt ở Nam Bộ.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết qua thực tế.

- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái.

- Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển.

Câu 14. Chữ Quốc ngữ ra đời từ bao giờ, trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

* Hoàn cảnh ra đời chữ Quốc ngữ:

- Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã trở nên phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

- Trải qua một quá trình lâu dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh.

=> Chữ Quốc ngữ ra đời.

* Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay

- Chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay vì:

+ Đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ thông tin rất thuận tiện.

+ Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.

$#datchampionforever$

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247