Nói đến tác phẩm "Vũ trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ là người đọc nhớ đến đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh", ghi chép chân thực về cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh. Tác giả thể hiện thật chi tiết thói ăn chơi xa xỉ của chúa trịnh cad các quan lại hầu cận trong phủ chúa. Có lẽ ấn tượng nhất là chúa cho xây nhiều ly cung, đình đài ở các nơi để thỏa mãn thú :chơi đèn đuốc", ngắm cảnh đẹp mà hao tiền tốn của biết chùng nào. Trong khi đời sống của nhân dân đang lầm than, khổ cực. Không những thế, các cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ cũng thể hiện rõ sự xô bồ, lãng phí là biểu hiện của sự thiếu văn hóa. Ngoài ra, thú chơi cây cảnh của chúa cũng rất đặc biệt" những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chú đều sức thu về". Hóa ra chú ăn chơi bằng quyền lực, cưỡng đoạt hết sức tham lam. Đó là chúa còn quan lại trong phủ thì sao? chúa nào tôi ấy "Mượn gió bẻ măng" .Lợi dụng uy quyền của chúa để vơ vét của cải của dân. Khiến cho cuộc sống của dân càng trở lên khổ sở, tinh thần căng thẳng, sống trong lo âu. Thật đáng lên án cái chế độ phong kiến đã tới thời suy vong. Vua chúa đều tham lam, bất tài.
Trong văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" trích trong "Vũ trung tùy bút" của tác giả Phạm Đình Hổ, bức tranh hiện thực của xã hội phong kiến nhũng loạn dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Thật vậy, người đọc có thể hình dung được sự ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh Sâm. Những dẫn chứng như "thích chơi đèn đuốc, ngự ở các li cung, xây dựng đình đài liên miên, các đại thần mặc áo đàn bà, bày hàng hóa,.." cho thấy lối sống vui chơi sa đọa của chúa và quan trong triều, không để ý đến công việc triều chính. Đồng thời, người đọc còn thấy được sự vơ vét, tham lam không có điểm dừng của chúa và quan đại thần. Ở đâu có của hay vật lạ thì đều được chúa ra sức lấy về từ tay người dân. Nỗi thống khổ của người dân cũng từ đây mà ra. Chẳng những thế, bọn quan trong triều còn thường xuyên dựa vào những hiện tượng thiên nhiên bất thường để ra ngoài dọa dẫm người dân và cướp bóc tài sản của họ một cách trắng trợn. Chúng không những sử dụng những thủ đoạn để lấy được tiền hoặc tài sản quý báu của người dân mà còn gây lên nỗi sợ hãi của người dân. Họ không giao nộp hiện vật thì cũng phải mất một khoản tiền lớn để nộp cho chúng. Tóm lại, đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đã vạch trần được bộ mặt thật của xã hội phong kiến loạn lạc, nơi mà bọn hoạn quan lộng hành và làm càn lên người dân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247