CHO VÀ NHẬN
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! - Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện rằng: "Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời". Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: "Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác".
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tuỵ.
Câu 11. Cặp từ hô ứng nào trong các câu dưới đây dùng không chính xác? *
4 điểm
b) Không những cho nhiều càng nhận được nhiều.
a) Tôi vừa cầm sách để đọc, cô giáo đã nhận ra là mắt tôi không bình thường.
c) Người ta càng biết cho nhiều bao nhiêu thì họ càng nhận lại được nhiều bấy nhiêu
Câu 12: nhóm từ nào chỉ toàn các từ láy? *
4 điểm
a. lạnh lẽo, trong trẻo, tươi tắn, đứng đó, xanh xao.
b. Lạnh lẽo, trong sáng, tươi tắn, ngúng nguẩy, xanh xám.
c. Lung linh, thướt tha, dịu dàng, đỏng đảnh, sáng suốt.
Câu 13: Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: "Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác". Em suy nghĩ gì về câu nói cô giáo nhắn bạn nhỏ sau này hãy tặng kính cho một cô gái khác? *
4 điểm
a. Bạn nhỏ gười biết cho, biết sống vì người khác. Bạn nhỏ không chỉ là người nhận kính mà còn là người chuyển tiếp món quà đó cho người khác. Bạn trở thành người có trách nhiệm và đầy tình yêu thương.
b. Bạn nhỏ người biết cho, biết sống vì người khác.
c. Bạn nhỏ không chỉ là người nhận kính mà còn là người chuyển tiếp món quà đó cho người khác.
Câu 14: Từ nào trong nhóm không cùng với các từ còn lại? *
4 điểm
a. `Công dân, công nhân, nhân dân, công chúng, đồng bào
b. Công tâm, công cộng, công lí, công bằng, công minh.
c. công bằng, công minh, công tâm, công lí.
Câu 15. Tìm quan hệ từ thích hợp lần lượt cho mỗi câu sau:
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành ...... Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián...... vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn ..... bạn đến nhà mình? Thứ tự điền đúng là: *
4 điểm
a. còn; nhưng, hay
b. còn, hay, nhưng
c. nhưng, còn, hay
Câu 16. Cặp từ nào không phải cặp từ trái nghĩa? *
4 điểm
a. nhanh như cắt - chậm như sên
b. Buồn rầu - tươi tỉnh
c. cần cù - chậm chạp
Câu 17. Dòng nào nêu đúng nghĩa từ "Nghĩa vụ công dân"? *
4 điểm
a. Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
b. Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với nhười khác.
c. Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
Câu 18. Cho câu; Do nó chủ quan ................ Hãy chọn vế câu thích hợp để hoàn chỉnh câu ghép trên? *
4 điểm
a. mà nó vẫn chiến thắng.
b. nhưng nó đã thất bại trong kì thi vừa rồi.
c. nên nó không đạt thành tích tốt trong kì thi.
Câu 19. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "Trật tự"? *
4 điểm
a. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
b. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
c. trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.
Câu 20. Câu ghép: " Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra." có mấy vế câu? *
4 điểm
a. 1 vế câu
b. 2 vế câu
c. 3 vế câu
$@Ngok$
1.Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt ?
a. Vì bạn ấy bị đau mắt.
b. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
c. Cả hai ý trên.
2. Việc làm đó chứng tỏ cô giáo là người thế nào ?
a. Cô là người rất quan tâm đến học sinh
. b. Cô rất giỏi về y học.
c. Cả hai ý trên.
3. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính ?
a. Nói rằng đó là cặp kính rất rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng cho bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác.
4. Việc cô giáo thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào ?
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận và là người luôn sống vì người khác.
c. Cô là người rất cương quyết.
5 Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a Cần thường xuyên tặng quà cho người khác để thể hiện sự quan tâm.
b. Sống không chỉ biết nhận mà phải biết cho.
c. Cần sẵn sàng nhận quà tặng của người khác.
I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1.Từ nào sau đây trái nghĩa với từ phức tạp ?
A. đơn giản
b. đơn sơ
c. đơn cử
2. Tìm các từ nối trong câu sau : Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tuỵ.
Từ nối
không phải;mà như
3. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ? ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. a. Chỉ thời gian và sự so sánh.
b. Chỉ thời gian và phương tiện.
c. Chỉ thời gian và nguyên nhân.
4. Câu nào sau đây là câu ghép ?
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
5. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì ?
–Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô !
a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích
. c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
6. Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp
a) Tôi vừa cầm sách để đọc, cô giáo đã nhận ra là mắt tôi không bình thường.
b) Càng cho nhiều thì càng nhận được nhiều.
c) Người ta càng biết cho nhiều bao nhiêu thì họ càng nhận lại được nhiều bấy nhiêu
Chúc bạn làm đc bài nha
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247