Trang chủ Tiếng Việt Lớp 3 Làm sao để nhận biết các biện pháp tu từ...

Làm sao để nhận biết các biện pháp tu từ sau: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, liệt kê, nói quá, nói giảm – nói tránh, chơi chữ, phép đối

Câu hỏi :

Làm sao để nhận biết các biện pháp tu từ sau: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, liệt kê, nói quá, nói giảm – nói tránh, chơi chữ, phép đối

Lời giải 1 :

So sánh: đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

VD: Bác Hồ như người cha.

- Nhân hóa:là tả con vật, cây cối, đồ vật bằng từ ngữ dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.

VD: trâu ơi ta bảo trâu này.......

- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

VD:   Người cha mái tóc bạc

         Đốt lửa cho anh nằm.

                               (Minh Huệ)

->người cha chỉ bác

- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng bằng khái niệm, tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

VD      Áo tràm đưa buổi phân li

      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

->áo tràm chỉ người dân Việt Bắc.

- Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự vật, hiện tượng gây ấn tượng, nhấn mạnh, tăng biểu cảm

VD:       Dân công đỏ  đuốc tùng đoàn,

        Bước chân nát đá muôn tả lửa tay.

                                            (Việt Bắc Tố Hữu)

- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

VD:    ''Phải úp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ....''

- Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị

VD:      Bà già đi chợ cầu đông

       Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

           Thầy bói xem quẻ nói rằng

       Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.

-liệt kê:là sắp xếp nối tiếp hành loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy dủ,sâu sắc hơn những khía cạnh của thực tế hay tư tưởng tình cảm.

VD:   Tỉnh lại em ơi,qua rồi cơn ác mộng em đã sống lại rồi,Em đã sống ! Điện giật,dùi âm,dao cắt,lửa nung khooing giết đc em nguwofi con gái anh hùng.

                                                                                                     Người con gái anh hùng-Trần Thị Lý

Còn 2 biện pháp tu từ bn đưa ra phép điệp và phép đối mk thấy hơi sai sai.mk cs ôn văn nhưng chx thấy cái này bao giờ.mấy cái vd trên là cô mk cho viết vào vở nên mk chỉ bt chép lại cx học thuộc rùi

Nếu còn thiếu thì thiếu điệp từ(điêp ngữ),tương phản,đảo trật tự cú pháp(đảo ngữ)

chúc bn học tốt !

Thảo luận

-- Thêm `VD` đi bn Cho mik dễ hỉu hơn`!`
-- mà bn chọn sai lớp rùi nha
-- mấy cái này là lớp 7
-- cho mk câu tlhn nha bn
-- Mik c.ơn

Lời giải 2 :

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta  hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanhNông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

5. Nói quá

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế

Ví dụ:  “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

6. Nói giảm nói tránh

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

8. Chơi chữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:

+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó

+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247